【bd kq u19】Tính ưu việt của mô hình trường học mới
Về hệ thống trường lớp, Cà Mau có 556 trường, trung tâm, 8.893 lớp; 254.345 học sinh, sinh viên, 18.376 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tính đến cuối năm 2014, toàn ngành giáo dục có 200 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 36,50%, tăng 3,50% so cùng kỳ năm 2013.
Về hệ thống trường lớp, Cà Mau có 556 trường, trung tâm, 8.893 lớp; 254.345 học sinh, sinh viên, 18.376 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tính đến cuối năm 2014, toàn ngành giáo dục có 200 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 36,50%, tăng 3,50% so cùng kỳ năm 2013.
Ðối với cấp tiểu học, toàn tỉnh có 267 trường tiểu học, 2 trường THPT có cấp tiểu học, 1 trường nuôi dạy trẻ khuyết tật với 4.787 lớp, 117.600 học sinh, 8.327 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong đó có 110 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đạt 41,20%. Song song với việc thực hiện chương trình hiện hành, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ÐT, Sở GD&ÐT tiếp tục triển khai thí điểm mô hình trường học mới (VNEN) tại 14 trường thuộc 9 huyện, thành phố trong tỉnh trên tinh thần tự nguyện từ năm học 2012-2013; hiện có tổng số 207 lớp, 5.991 học sinh thực hiện mô hình này.
Buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường tổ chức tại Trường Tiểu học Phong Lạc 2 (huyện Trần Văn Thời). |
Thực hiện VNEN, các trường tập trung đổi mới hoạt động sư phạm, chuyển đổi từ dạy học truyền thụ kiến thức của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh; triển khai Thông tư 30 về đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, chú trọng tự đánh giá, đánh giá vì sự tiến bộ trong quá trình học tập của học sinh.
Sở và phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố đã chỉ đạo hiệu quả các giải pháp tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 chuẩn bị lên lớp 2; tập huấn tại trường hoặc cụm trường để bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên; chủ động tuyên truyền giới thiệu chia sẻ nội dung trường học mới cho cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng.
Các trường tiểu học đã có nhiều biện pháp gắn kết chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia với nhà trường chăm sóc, giáo dục học sinh với nhiều hình thức. Chỉ đạo đổi mới hoạt động tổ chuyên môn, triển khai đổi mới đồng bộ và hiệu quả phương pháp dạy, phương pháp học, đánh giá học sinh, tổ chức lớp học nhằm hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Cuối học kỳ 1 năm học 2014-2015, chất lượng giáo dục tại các trường thực hiện Chương trình VNEN có chuyển biến tích cực. Chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục, phẩm chất và năng lực học sinh học chương trình VNEN hơn hẳn học sinh học chương trình đại trà, chỉ có môn Ngoại ngữ là có sự chênh lệch không đáng kể. Có 4.176 học sinh được đề nghị khen thưởng, chiếm tỷ lệ 54,8%. Nhiều trường đã thực hiện tốt như Trường Tiểu học Phong Lạc 2 (huyện Trần Văn Thời), Trường Tiểu học An Lập (huyện Ðầm Dơi), Trường Tiểu học Văn Lang (TP Cà Mau)…
Mô hình VNEN giúp cán bộ quản lý, giáo viên có sự đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách toàn diện; các trường tiểu học, giáo viên, cộng đồng đánh giá mô hình có nhiều ưu điểm và tính khả thi cao. Ngoài việc học tập đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, các em học sinh có thêm năng lực tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề và những phẩm chất của người lao động mới như tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỷ luật, đoàn kết…
ThS. Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học