【hoàng anh gia lai vs】Điện Biên: Nhiều chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ
Còn nhiều khó khăn
Thực hiện chủ trương,ĐiệnBiênNhiềuchínhsáchưuđãipháttriểncôngnghiệphỗtrợhoàng anh gia lai vs chính sách và các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và các văn bản triển khai, hướng dẫn của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về các quy định của Nhà nước liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Theo đó, Sở Công Thương Điện Biên cho biết, quá trình tổ chức thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thời gian qua đã đạt được một số kết quả như kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Cũng theo Sở Công Thương Điện Biên, thực tế cho thấy, trong những năm qua, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên được duy trì với tốc độ tăng trưởng và phát triển ổn định, đã tập trung khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhất là trong lĩnh vực thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng… Tiếp tục duy trì và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Bước đầu đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến nông, lâm sản.
Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên được duy trì và phát triển ổn định, nhất là trong lĩnh vực thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng… |
"Tuy nhiên, đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, mặc dù, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ, song một trong những trở ngại đối với ngành này như cơ khí chế tạo, dệt may-da giày, lắp ráp ô tô, điện tử, các sản phẩm hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao hiện tại trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn rất khó khăn do lợi thế cạnh tranh thấp, và chưa có doanh nghiệp nào đầu tư dây chuyền sản xuất" - đại diện Sở Công Thương Điện Biên cho biết.
Đặc biệt, các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành này trên địa bàn tỉnh chủ yếu quy mô nhỏ, lẻ, hoạt động với các dịch vụ gia công sửa chữa như gia công cơ khí, gò hàn, sữa chữa ô tô, xe máy, máy nông nghiệp, sửa chữa điện tử, điện lạnh, cắt may quần áo... phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, không đủ năng lực, điều kiện hỗ trợ. Việc thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn là "bài toán" khó trên địa bàn hiện nay.
Nhiều chính sách thu hút đầu tư
Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng, Sở Công Thương cho biết, thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã tăng cường nhiều giải pháp như hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất. Tuy nhiên, do trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến thời điểm hiện tại chưa có doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ do đó hiện chưa triển khai nội dung này.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, hoạt động hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu hỗ trợ đối với các nghề sản xuất nông nghiệp.
Đồng thời, hoạt động hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu trên địa bàn tỉnh Điện Biên cũng chưa triển khai, thực hiện được.
Nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, tỉnh tiếp tục định hướng và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh chương trình trong giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, UBND tỉnh Điện Biên tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các chính sách, văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương liên quan đến chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tới các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo phát triển sản xuất công nghiệp nhằm khai thác và phát huy lợi thế địa phương. Bên cạnh đó, nghiên cứu thu hút đầu tư đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Về chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư, Sở Công Thương tình cho biết, toàn tỉnh Điện Biên (gồm tất cả các huyện và Thành phố Điện Biên Phủ) thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Do vậy, khi đầu tư vào tỉnh Điện Biên, các nhà đầu tư đều được hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở mức cao nhất theo quy định của Luật Đầu tư 2005 và các văn bản pháp lý liên quan.
Cụ thể, nhà đầu tư được hỗ trợ hướng dẫn các thủ tục đầu tư và giải quyết các thủ tục hành chính trong thời gian ngắn nhất. Việc giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư tối đa không quá 7 ngày làm việc, cấp giấy chứng nhận đầu tư tối đa không quá 20 ngày làm việc được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông. Nhà đầu tư chỉ cần làm việc trực tiếp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên để nhận Giấy chứng nhận đầu tư và triển khai thực hiện dự án.
Với tiềm năng và cơ hội đầu tư còn rất lớn, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư nhất quán, điều kiện đầu tư ngày càng thuận lợi hơn cùng với sự trọng thị của các cấp, các ngành, địa phương… Điện Biên sẽ là điểm đến hấp dẫn và là sự quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm cơ hội và xúc tiến đầu tư những dự án có tính khả thi cao, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới.