Toàn văn bài phát biểu của Tân Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm Tân Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục công cuộc phòng chống tham nhũng,ổngBíthưTôLâmPháttriểnkinhtếkết quả trận daegu không có vùng cấm, không có ngoại lệ |
Thực hiện thành công 6 nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội Đảng khoá XIII
Phát biểu tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và cuộc họp báo ngày 3/8/2024, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống, kinh nghiệm và thành quả của đất nước; phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”; không ngừng tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; gắn kết tư tưởng và hành động, ý đảng và lòng dân; tận tâm, tận lực, tận hiến, phấn đấu hy sinh vì Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh; vì nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Nhân dân Việt Nam có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống; chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống Nhân dân.
Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nguồn lực con người là quan trọng nhất.
Tiếp tục lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện quyết liệt, có hiệu quả những định hướng lớn, đột phá chiến lược mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra 06 trọng tâm là: Giữ vững độc lập, tự chủ; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc. Kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, không ngừng tăng cường đóng góp của Việt Nam vào hòa bình và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kiên định lập trường, quan điểm và thực hành “dân là gốc”, “Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới”; bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của đổi mới, phát triển, được sống hạnh phúc trong môi trường an ninh, an toàn, không ai bị bỏ lại phía sau.
Tập trung xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố tiềm lực quốc gia; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư, sản xuất kinh doanh; huy động tối đa nguồn lực xã hội cho sự nghiệp phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Khơi dậy tinh thần, ý chí, quyết tâm, phát huy cao nhất giá trị văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Ưu tiên tập trung chỉ đạo có hiệu quả, chất lượng các văn kiện, công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới tổ chức thành công Đại hội XIV của Đảng.
Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm |
Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm
Bên cạnh công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; tiếp tục công tác phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm cũng nhấn mạnh đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Tổng Bí thư, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố tiềm lực quốc gia có vai trò trung tâm để phát triển bền vững đất nước, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Kinh tế có mạnh thì nước mới vững, Nhân dân mới hạnh phúc và ấm no.
Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong văn kiện Đại hội Đảng khoá XIII.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về kinh tế đã đề cập đến các nội dung về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và về hội nhập kinh tế quốc tế.
Cụ thể về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đã được đề cập từ Đại hội XI, Đại hội XII và đến Đại hội XIII nhấn mạnh thêm mô hình tăng trưởng mới cần tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, dựa trên tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cụ thể là: "Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học và công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu".
Đồng thời, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả đầu tư, nhất là đầu tư công; phát triển lành mạnh các loại thị trường, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất như bất động sản, đất đai, cơ cấu lại các ngành công – nông nghiệp, dịch vụ, cơ cấu vùng… để huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là kinh tế tư nhân.
Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng chú trọng đến phát triển kinh tế biển gắn liền với an ninh - quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai…
Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó tháo gỡ các điểm nghẽn, các rào cản, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
Văn kiện Đại hội XIII xác định rõ, giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối chiến lược phát triển kinh tế của đất nước; phát triển kinh tế Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước; giữ vững các cân đối lớn, chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế; không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn.
Có thể khẳng định, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm đã quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng một cách toàn diện, đưa ra 06 nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục lãnh đạo Đảng và Nhân dân, xây dựng đất nước hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm Châu như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm: Chúng ta nguyện kế tục trung thành sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục thực hiện lý tưởng cao cả của Người và di sản mà các thế hệ lãnh đạo tiền bối, trong đó có cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại; cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân không ngừng phấn đấu lập nên những kỳ tích phát triển mới, thực hiện thành công di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. |