Tạo văn hóa ứng xử trong học đường
Trên cơ sở bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12-4-2019 của Bộ GD&ĐT,ạnmỉmcườitrướcgươlịch thi đấu bóng đá đêm nay và rạng sáng mai Trường THPT Phú Riềng đã ban hành bộ quy tắc ứng xử và có hướng dẫn cụ thể để học sinh thực hiện một cách tốt nhất. Trong đó, đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh phải kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định; không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực. Đối với bạn học, ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt; không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác. Đối với cha mẹ và người thân, học sinh phải kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.
Một số tình huống về văn hóa ứng xử được dựng lại trong buổi ngoại khóa của Trường THPT Phú Riềng để các em học sinh trao đổi, thảo luận
Nội dung cốt lõi nhà trường muốn truyền đạt đến học sinh là “Khi bạn mỉm cười trước gương, người trong gương sẽ mỉm cười với bạn”. Có nghĩa cuộc sống như một tấm gương soi, nếu cau mặt với nó, nó sẽ cau mặt trả lại; nếu mỉm cười cùng nó, nó sẽ thành một người bạn vui tính và tốt bụng. Khi ta đối xử thân thiện, hòa đồng, yêu thương, giúp đỡ người khác thì bản thân sẽ nhận lại những điều tích cực.
Thầy Dương Minh Châu, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Riềng cho biết, việc triển khai bộ quy tắc ứng xử đã tạo nếp văn hóa ứng xử đúng đắn trong môi trường học đường
Thầy Dương Minh Châu, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Riềng cho biết, việc triển khai bộ quy tắc đã tạo nếp ứng xử đúng đắn trong môi trường học đường, giúp học sinh có nhận thức tốt trong học tập, rèn luyện, ứng xử với bạn bè, thầy cô. “Gặp cán bộ, giáo viên, nhân viên, khách vào trường, các em khoanh tay chào lễ phép. Khi muốn hỏi thầy, cô giáo việc gì, các em đều có chủ ngữ, vị ngữ rõ ràng. Đối với quan hệ bạn bè, các em đã hài hòa hơn trong cách ứng xử. Những hành vi không đúng với chuẩn mực xã hội, đặc biệt không đúng với văn hóa ứng xử có chiều hướng giảm. Đó là điều rất đáng mừng!” - thầy Châu chia sẻ.
Chung tay đẩy lùi bạo lực
Thời gian qua, nhiều vụ bạo lực học đường đã xảy ra trên địa bàn cả nước. Tại tỉnh Bình Phước, mới đây vào ngày 11-3, một nữ sinh của trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Phú đã bị một nhóm nữ sinh khác chặn đường đánh hội đồng, quay video và đăng lên mạng xã hội gây bức xúc dư luận. Hay gần đây nhất, ngày 27-3, Công an phường Long Phước phối hợp Công an phường Phước Bình, TX. Phước Long tiếp tục mời một số học sinh cùng phụ huynh lên làm việc liên quan đến vụ 1 nữ sinh THCS bị đánh hội đồng xảy ra trên địa bàn. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường hiện nay diễn biến phức tạp, chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt nhưng các em lại chọn cách giải quyết bằng bạo lực. Đáng lo ngại hơn, các vụ việc không chỉ diễn ra với nam sinh mà khá nhiều vụ là học sinh nữ đánh nhau với những cử chỉ thô bạo, gây hậu quả nghiêm trọng.
Em Nguyễn Ngọc Phương Vy, lớp 11D4, Trường THPT Phú Riềng chia sẻ, em đã học được nhiều bài học bổ ích từ các buổi ngoại khóa tuyên truyền, giáo dục văn hóa học đường cho học sinh
Em Đào Văn Thanh, lớp 12D1, Trường THPT Phú Riềng bày tỏ quan điểm, nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường chủ yếu do ý thức của học sinh chưa tốt, cái tôi của các bạn quá cao. Đây là vấn nạn cần lên án mạnh mẽ để chấm dứt. “Theo em, ngoài tuyên truyền, giáo dục của nhà trường, các bậc cha mẹ phải quan tâm, nói chuyện với con em mình nhiều hơn, để chúng em có cơ hội chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, cũng như xin ý kiến trước những vấn đề chưa có hướng giải quyết” - em Thanh cho biết.
Bạo lực học đường không chỉ là những hành vi “tác động vật lý” lên cơ thể người khác mà còn qua lời nói trực tiếp, thông tin bôi xấu cá nhân trên mạng. Học sinh bị bạo lực sẽ chịu ảnh hưởng lớn về tâm lý, sinh ra cảm giác ngại giao tiếp, sợ gặp mọi người, sợ bị nói xấu, sợ bị đánh đập, lâu dần sẽ tự cô lập với mọi người xung quanh. Có trường hợp, bạo lực học đường gây hậu quả mất mạng nếu sự việc quá lớn và học sinh không kiềm chế được. Em Dương Nhật Trường, lớp 10A3, Trường THPT Phú Riềng, huyện Phú Riềng |
Đối với lứa tuổi mới lớn, các em đã có chính kiến, nhận thức trong quan hệ xã hội. Vì vậy, hình thức tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử học đường cũng cần phù hợp để các em dễ dàng tiếp thu. Kinh nghiệm của Trường THPT Phú Riềng là lồng ghép tuyên truyền, giáo dục trong các buổi ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ… Chính các em sẽ dựng lại tình huống cụ thể, sau đó cùng trao đổi, phân tích tìm ra đáp án, rút được bài học thực tế cho bản thân. Giả định để các em trở thành một phần trong câu chuyện sẽ giúp học sinh ghi nhớ sâu sắc kiến thức tiếp thu được. Từ đó thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của người học sinh.
Ngoài tuyên truyền, giáo dục, khi xảy ra vụ việc mâu thuẫn trong học sinh, nhà trường cũng cần có những biện pháp giải quyết phù hợp, công bằng, thấu tình đạt lý, quan trọng nhất là giúp các em nhận ra thiếu sót của mình để sửa chữa. Có như vậy mới tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em trong việc kịp thời phát hiện, tố giác, giúp nhà trường ngăn ngừa, can thiệp các hành vi bạo lực học đường, xây dựng môi trường học tập thật sự lành mạnh, thân thiện, tích cực.