Hụt tiến độ
Hàng loạt đánh giá quan ngại về Dự ánthu phí không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc giai đoạn I theo hình thức BOO (Dự án BOO) vừa được Tổng cục Đường bộ gửi tới Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT).
Theánhnặngthuphíkhôngdừket quả bóng đá đêm quao Tổng cục Đường bộ, tính đến giữa tháng 5/2018, sau 2 năm triển khai, Công ty TNHH Thu phí tự động - VETC mới hoàn thành đưa vào vận hành 2 làn trung tâm 21/27 trạm thuộc phạm vi Dự án, trong đó có 19 trạm trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14; 2 trạm trên các quốc lộ khác.
Thu phí không dừng tại trạm BOT Quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Bình. |
6 trạm chưa thể thông làn thu giá không dừng (ETC), dù đã lắp đặt xong thiết bị là các trạm thu giá BOT: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bình Thuận, Bắc Bình Định, Nam Bình Định và Cai Lậy. Các thiết bị này được nhà đầu tưBOT ký hợp đồng lắp thiết bị của Capro, Thiên Ân trước khi Dự án BOO vận hành thương mại.
Tổng cục Đường bộ cho biết, sau 2 năm triển khai, Công ty VETC vẫn chưa thể huy động đủ vốn chủ sở hữu khi mới góp được 129,4/277 tỷ đồng (đạt 57%), trong đó, hai nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tasco góp 28 tỷ đồng, Công ty TNHH thu phí tự động VETC trên 100 tỷ đồng. Theo hợp đồng dự án, trong trường hợp nhà đầu tư không huy động đủ vốn chủ sở hữu, Bộ GTVT có quyền đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng.
Đây là lý do khiến ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho rằng, Công ty VETC không thể đáp ứng tiến độ được Bộ GTVT và Thủ tướng Chính phủ đặt ra là phải vận hành thu phí không dừng toàn bộ các làn xe tại các trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ BOT vào cuối năm 2019. Trước đó, Dự án này cũng đã vỡ mục tiêu vận hành thu phí không dừng tại tất cả các trạm thu giá trước ngày 30/4/2018.
Thiếu hụt dòng tiền
Bác thông tin góp thiếu vốn chủ sở hữu cho Dự án, liên danh nhà đầu tư Công ty cổ phần Tasco và VETC khẳng định, họ đã đóng đủ 227 tỷ đồng vốn chủ sở hữu như yêu cầu tại Hợp đồng BOO.
Ngoài 100 tỷ đồng tiền mặt, nhà đầu tư cho biết, đã góp 66 tỷ đồng bằng việc chuyển giao chi phí đã đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệpdự án và góp 61 tỷ đồng bằng việc chuyển giao chi phí đầu tư đã chi hộ doanh nghiệp dự án.
“Do một số hạng mục đang thực hiện dở dang và chưa đến điểm dừng kỹ thuật nên nhà đầu tư vẫn phải tiếp tục kiểm soát và thanh toán chi phí phần công việc này nhằm đảm bảo chất lượng. Sau đó sẽ bàn giao toàn bộ chi phí này cho doanh nghiệp dự án và bù trừ vào phần vốn chủ sở hữu phải góp”, ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổng giám đốc VETC lý giải.
Ông Hà cho biết, doanh thu của hệ thống thu phí không dừng bị vỡ quá sâu so với phương án tài chínhmới là lý do khiến Dự án gặp bế tắc hơn 1 năm qua.
Cụ thể, theo phương án của hợp đồng BOO, nhà đầu tư được hưởng giá dịch vụ thu giá ETC thông qua việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư BOT, trong đó đáng kể nhất là việc 3 năm đầu tiên (2016, 2017, 2018) doanh thu dịch vụ thu giá ETC được tính bằng 100% chi phí quản lý, tổ chức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo số làn ETC tiếp nhận.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các nhà đầu tư BOT yêu cầu được giữ lại 50% chi phí quản lý thu ETC để thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát, hậu kiểm trong quá trình thực hiện thu giá bằng hình thức tự động không dừng.
Do hụt một nửa chi phí, nên tổng doanh thu lũy kế mà VETC đạt được tính đến tháng 4/2018 chỉ khoảng 2% so với phương án tài chính (7,72/346,8 tỷ đồng), dẫn đến mất cân đối dòng tiền nghiêm trọng. Tính trung bình mỗi tháng, vì VETC lỗ khoảng 11,6 tỷ đồng, nên đã đẩy tổng lỗ lũy kế trong 2 năm thực hiện Dự án BOO này lên tới 123,77 tỷ đồng.
Việc Bộ GTVT cho phép bổ sung thêm 6 trạm thu giá BOT (Tiên Cựu, Tân Đệ, Mỹ Lộc, Đồng Xoài, Yên Lệnh, Pháp Vân) vào Dự án hồi đầu năm 2017 cũng không đủ để bù đắp khoản thiếu hụt doanh thu, chưa đảm bảo khả năng thu hồi vốn. VETC cho biết là ngân hàngtài trợ vốn đang hạn chế giải ngân để đánh giá tính khả thi Dự án BOO.
Cũng do thiếu hụt doanh thu nên VETC khẳng định là khó có thể gánh tiếp hạng mục truyền thông sau khi đã chi 5,4 tỷ đồng, dù biết đây là rất thiết yếu để chủ phương tiện và toàn xã hội hiểu được hiệu quả của Dự án.