88Point

Việc Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 396/QĐ-TTg phê duy kết quả swansea

【kết quả swansea】Kỳ vọng về một “thập kỷ bùng nổ đầu tư” đường sắt

Việc Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 396/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch chính sách,ỳvọngvềmộtthậpkỷbùngnổđầutưđườngsắkết quả swansea giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch Mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch) đã nhận được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp, cộng đồng nhà đầu tưcũng như của người dân. Đây là yếu tố quan trọng để ngành đường sắt kỳ vọng về một “thập kỷ bùng nổ đầu tư”.

Có thể nói, quyết định trên là bước đi cụ thể đầu tiên của Chính phủ nhằm hiện thực hóa Quy hoạch Mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 10/2021. Quyết định trên còn nhằm triển khai có hiệu quả Kết luận số 49 - KL/TW, ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trên bình diện quốc gia, yêu cầu sớm vực dậy ngành đường sắt hiện là đòi hỏi cấp bách từ thực tế cuộc sống.

Theo đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền, việc phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị những năm qua chưa được quan tâm đúng mức; hạ tầng đường sắt quốc gia lạc hậu, xuống cấp; nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt là thị phần, sản lượng vận tải đường sắt ngày càng giảm sút; quy hoạch liên quan đến phát triển đường sắt thiếu tính kết nối, đồng bộ…

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập nêu trên là do nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phương thức vận tải đường sắt chưa đầy đủ; chưa thực sự quyết tâm, quyết liệt trong tổ chức thực hiện; chưa ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho phát triển đường sắt, huy động nguồn lực ngoài ngân sách rất hạn chế… Bên cạnh đó, việc lạm dụng vận tải đường bộ cũng là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí logistics lên quá cao, có thời điểm cao gấp đôi mức trung bình của thế giới và khu vực. Điều này tất yếu ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng cạnh tranh và sức hấp dẫn đầu tư của nền kinh tế.

Cần nói thêm rằng, hệ thống đường sắt Việt Nam bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị lãng quên gần nửa thế kỷ, trong khi các chuyên ngành vận tải khác không những được ưu tiên đầu tư lớn, mà còn tiếp nhận và thụ hưởng rất nhiều tiến bộ khoa học - công nghệ. Các yếu tố đó càng làm cho đường sắt lạc hậu, yếu kém thêm, đánh mất sức cạnh tranh, lún sâu vào thế hết sức bất lợi.

Chính vì vậy, Kế hoạch chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch Mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với lộ trình đầu tư 11 tuyến đường sắt ưu tiên có tổng nhu cầu vốn lên tới 240.000 tỷ đồng, cùng các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực có nhiều tiềm năng này được xem là cơ hội, là lối thoát mới cho ngành đường sắt. Trong đó, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được coi là một trong những công trình sẽ giúp đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên Hành lang kinh tế Bắc - Nam, các hành lang vận tải chính Đông - Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn như Bộ Chính trị yêu cầu.

Chắn chắn sẽ có người cảm thấy băn khoăn về quy mô vốn đầu tư cho đường sắt trong giai đoạn 2021 - 2030 dự kiến chỉ vỏn vẹn 15.924 tỷ đồng. Song trong bối cảnh có rất ít dự ánđường sắt được nghiên cứu đầu tư trong giai đoạn vừa qua, thì quy mô vốn đầu tư như trên lại phù hợp với khả năng hấp thụ của ngành.

Yêu cầu lớn nhất dành cho Bộ Giao thông - Vận tải khi triển khai Kế hoạch chính là phải chuẩn bị thật tốt các dự án đầu tư mới cho ngành đường sắt, làm rõ cơ chế huy động vốn tư nhân cho các dự án ưu tiên, đặc biệt là tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; tuyến TP.HCM - Cần Thơ; các tuyến đường sắt kết nối với đầu mối vận tải có lưu lượng lớn như tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải; tuyến Thủ Thiêm - Long Thành kết nối sân bay quốc tế Long Thành; tuyến Hà Nội - Hải Phòng kết nối cảng biển quốc tế Lạch Huyện… Ngoài ra, cần làm rõ cơ chế huy động vốn xây dựng mới đoạn tuyến đường sắt nối ray ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc, kết nối liên vận quốc tế với Trung Quốc và một số nước...

Đây là nền tảng quan trọng giúp ngành đường sắt tăng tốc, có bước nước rút về đầu tư hạ tầng trong “thập kỷ bùng nổ đầu tư đường sắt giai đoạn 2025 - 2035”, góp phần hoàn thành mục tiêu được Bộ Chính trị đề ra trong Kết luận số 49 - KL/TW: Phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045, nước ta là nước phát triển có thu nhập cao.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap