Để kéo giảm số vụ,éogiảmtainạngiaothôngtừnayđếncuốinămCầnsựnỗlựctừnhiềuphíbang cep hang y số người chết và bị thương do tai nạn giao thông (TNGT) như mục tiêu đặt ra, từ nay đến cuối năm, các cơ quan, ban ngành phải nỗ lực hơn nữa trong tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT) diễn biến ngày càng phức tạp.
Lực lượng CSGT Công an tỉnh tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm để kiềm chế tai nạn giao thông. Ảnh:THANH QUANG
TNGT vẫn còn cao
Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh xảy ra 331 vụ TNGT, làm chết 164 người, làm bị thương 259 người, làm hư hỏng 534 phương tiện. So với cùng kỳ năm 2021, giảm 155 vụ (tương đương 31,89%) nhưng tăng 28 người chết (hơn 20%), giảm 208 người bị thương (44,54%)
TNGT tuy giảm về số vụ nhưng số người chết lại tăng và ở mức cao. Còn 1 địa phương có TNGT tăng là huyện Bàu Bàng; 3 địa phương có số người chết do TNGT tăng trên 50% so với cùng kỳ năm trước là TP.Thuận An, TP.Dĩ An và huyện Bàu Bàng; 3 địa phương có số người chết do TNGT tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước là TP.Thủ Dầu Một, TX.Bến Cát và huyện Phú Giáo.
Qua phân tích, TNGT gây hậu quả từ nghiêm trọng trở lên do người tham gia giao thông vi phạm các lỗi, như: Đi không đúng phần đường, làn đường; không chú ý quan sát; chuyển hướng không an toàn; không giữ khoảng cách an toàn. Tai nạn giữa xe ô tô và mô tô là chủ yếu (60,24%), xe mô tô gây ra tai nạn chiếm tỷ lệ cao (43,37%), độ tuổi người gây tai nạn từ 27-40 tuổi chiếm tỷ lệ hơn 33%...
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến TNGT từ đầu năm đến nay vẫn còn ở mức cao là do ý thức chấp hành pháp luật về ATGT của người dân chưa cao, tâm lý chủ quan khi tham gia giao thông, vi phạm hành chính về trật tự ATGT đường bộ, trật tự đô thị còn xảy ra nhiều, nhất là các hành vi vi phạm có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn. Một phần chủ yếu do đặc thù của Bình Dương là tỉnh phát triển công nghiệp, số lượng lao động từ các tỉnh khác đến sinh sống và làm việc tại các khu, cụm công nghiệp rất lớn, trong khi ý thức và kỹ năng tham gia giao thông còn thấp, nhất là đối với lực lượng công nhân và lao động tự do. Bên cạnh đó, lực lượng này lại thường xuyên thay đổi chỗ ở và nơi làm việc nên rất khó khăn cho các ngành, địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT.
Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng đã phát hiện 35.006 trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự ATGT, trật tự đô thị; xử phạt 33.786 trường hợp với tổng số tiền hơn 71 tỷ đồng.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Thiếu tá Trần Minh Tuấn, Phó trưởng Công an TP.Thuận An, cho biết nhằm kéo giảm TNGT, ngoài công tác tuần tra, kiểm soát theo các kế hoạch, chuyên đề, lực lượng CSGT công an địa phương cũng chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông cho người dân, đặc biệt là trong các doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn. Trong khi đó thượng tá Đàm Bảo Quân, Phó trưởng CA TP.Dĩ An, cho biết thời gian qua, địa phương đặc biệt chú trọng tuyên truyền về ATGT cho đối tượng công nhân, học sinh nhằm nâng cao ý thức về chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho đối tượng này. Thực tế thời gian qua, TP.Thuận An và TP.Dĩ An là hai địa bàn có số vụ TNGT ở mức cao, trong đó người liên quan phần lớn là công nhân.
Nhằm kéo giảm TNGT từ nay đến cuối năm, Ban ATGT tỉnh đã đặt công tác tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm từng bước kéo giảm TNGT một cách bền vững, đặc biệt là trong đối tượng công nhân. Theo đó tăng cường phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương và các cơ quan truyền thông đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về ATGT phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trọng tâm trên truyền hình, phát thanh; tăng cường tuyên truyền trên báo mạng, các mạng xã hội thông điệp về ATGT và phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tăng cường phối hợp với Ban ATGT tỉnh, Liên đoàn Lao động các cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT cho lực lượng công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan, ban ngành tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT, trật tự đô thị, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia gắn với công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.
Ban ATGT tỉnh cũng chỉ đạo các huyện, thị, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT đến mọi tầng lớp nhân dân; tuyên truyền đến tận xã, phường, cơ sở, xóm, ấp... Xây dựng văn hóa giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; tiếp tục xây dựng các mô hình về ATGT, như: Tuyến đường do các đoàn thể quản lý; khu phố, ấp, khu dân cư ATGT; thanh niên tình nguyện tham gia bảo đảm trật tự ATGT...
Nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong người lao động, từ đầu năm đến nay công đoàn các cấp đã tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân lao động tự giác chấp hành pháp luật về ATGT, các biện pháp phòng tránh TNGT; tuyên truyền sâu, rộng trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tại các khu - cụm công nghiệp, khu nhà trọ. Tiếp tục củng cố, xây dựng và phát huy hiệu quả việc tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ trong công nhân, viên chức, người lao động thông qua mạng xã hội (Zalo, Facebook) do các cấp công đoàn lập ra. Tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật, văn hóa giao thông cho 20.000 lượt người trong Tháng Công nhân (tháng 5); phối hợp các đơn vị tổ chức tập huấn “Kỹ năng lái xe an toàn”, tư vấn pháp luật; hỗ trợ 80 triệu đồng cho 8 trường hợp công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tử vong do TNGT. |
L.T.PHƯƠNG - NAM NI