【kết quả châu âu】Nga “đặt cược” vào châu Á
Tại Vladivostok tuần qua,đặtcượcvàochâuÁkết quả châu âu Nga đã tiếp tục “đặt cược” vào việc thúc đẩy quan hệ với 4 quốc gia là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ. Tất cả lãnh đạo của các nước này đều tham dự EEF, bao gồm Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mông Cổ Khaltmaagiin Battulga. Trong số này, có lẽ Trung Quốc là quốc gia có mối quan hệ mạnh mẽ nhất với Nga vào thời điểm hiện nay. Nga và Trung Quốc luôn ca ngợi mối quan hệ được củng cố của họ. Giao thương giữa hai nước đã tăng lên và cả hai đang tính đến việc ký một thỏa thuận quân sự mới. Điều đó khiến các cường quốc khác trong khu vực băn khoăn xem làm thế nào để khai thác điểm yếu tiềm năng trong mối quan hệ Nga-Trung. Tuy nhiên, chiều sâu của mối quan hệ chưa được thử thách, và các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Nga là ít hơn rất nhiều so với kỳ vọng khi Moscow tuyên bố xoay trục sang phương Đông hồi năm 2014, thời điểm mối quan hệ của Nga với phương Tây trở nên tồi tệ.
Về phần mình, ngoài việc phát triển quan hệ song phương tốt đẹp hơn với Nga, Thủ tướng Ấn Độ Modi cũng muốn tìm kiếm từ sự hỗ trợ của ông Putin đối với chính sách Kashmir mới của mình, cụ thể là tìm cách sáp nhập Kashmir - nơi Pakistan cũng có tuyên bố chủ quyền - vào lãnh thổ liên bang của Ấn Độ. Tuy nhiên, ông Modi cũng quan tâm đến các dự án hạt nhân mới và các vụ giao dịch vũ khí đang diễn ra, và các cơ hội ở vùng Viễn Đông Nga. Mối quan hệ Nga - Ấn hiện nay, và với Liên Xô trước kia, đã đi xuống trong khi quan hệ New Delhi - Washington được cải thiện trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, ông Modi đã củng cố mối quan hệ này vào đầu năm nay với một thỏa thuận trị giá 5,4 tỷ USD để mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Nga cho biết sẵn sàng thực hiện mọi nỗ lực cần thiết để hoàn tất thỏa thuận, dự kiến vào năm 2023, bất chấp phản đối gay gắt từ Washington. Nga và Ấn Độ cũng đã nhất trí thiết lập Con đường tơ lụa trên biển Vladivostok-Chennai. Ở một góc độ nào đó, hành lang hàng hải này là sự đối trọng với Con đường tơ lụa trên biển đầy tham vọng của Trung Quốc (một phần của sáng kiến “Vành đai và Con đường’). Nhìn chung, việc Ấn Độ bỏ tiền đầu tư vào Viễn Đông là nhằm tăng cường vị thế của New Delhi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vốn nổi lên là khu vực cốt lõi của địa chiến lược tương lai.
Đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, các cuộc đàm phán với ông Putin là một phần trong nỗ lực của Tokyo nhằm tiến sâu vào các nước châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh nước Mỹ dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump được coi là ngày càng hướng nội và ít quan tâm tới khu vực này.
Vasily Kashin, chuyên gia về Đông Á tại Trường Kinh tế Cấp cao có trụ sở tại Moscow, nhận định: “Người Nhật đang cố gắng xây dựng mạng lưới các mối quan hệ, trong đó bao gồm cả mối quan hệ với Nga”. Còn đối với Nga, họ không mất gì nhiều trong việc thiết lập quan hệ với các đối thủ của Trung Quốc trong khu vực”. Để đạt được tiến triển trong quan hệ với Nga, ông Abe có thể lùi bước trong tranh chấp chủ quyền đối với chuỗi đảo mà Nhật gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc, còn Nga gọi là quần đảo Kuril. Trong hơn 20 lần gặp ông Putin, ông Abe thường tránh công khai xung đột và cố gắng thể hiện rằng mối quan hệ song phương đã được cải thiện. Các nhà quan sát Nhật Bản nói rằng điều này tiếp tục được thể hiện tại cuộc họp ở Vladivostok vừa qua.
Phó Giáo sư Trường Kinh tế London Andrew Hammond nhận định EEF là nỗ lực mới nhất của Nga nhằm tăng cường ảnh hưởng ở vùng Viễn Đông, nhằm khẳng định vị thế quốc tế của mình trong bối cảnh quan hệ Nga - phương Tây đang khá căng thẳng và đầy bấp bênh.
Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) bắt tay Tổng thống Nga Putin tại hội nghị EEF |