【bảng xh c1】Khánh thành công trình kiểm soát mặn lớn nhất Việt Nam trị giá 3.309 tỷ đồng

Đại biểu nhấn nút chính thức vận hành Dự ánthủy lợi Cái Lớn - Cái Bé.



Dự án Hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé (giai đoạn 1),ánhthànhcôngtrìnhkiểmsoátmặnlớnnhấtViệtNamtrịgiátỷđồbảng xh c1 thuộc 2 huyện An Biên và Châu Thành của tỉnh Kiên Giang. Ðây là công trình mang nhiều ý nghĩa trong bối cảnh thực trạng xâm nhập mặn từ biển Tây đang ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh khu vực bán đảo Cà Mau.

Ðược khởi công từ tháng 11/2019, với tổng vốn đầu tư3.309 tỷ đồng, Dự án do Ban quản lý Đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư đã nỗ lực hoàn thành sau 2 năm thi công, nhất là phối hợp cùng địa phương vượt qua khó khăn trong thời gian dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát ở ĐBSCL, đưa công trình hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Dự án được xem là một công trình kiểm soát mặn lớn nhất Việt Nam. Nằm ở vị trí cách cầu Cái Lớn hơn 2 km, cách đó không xa là công trình cống sông Cái Bé, cả hai đều đấu nối với Quốc lộ 61. Cống có 11 cửa vận hành đóng mở, mỗi cửa van rộng 40 m, nặng 203 tấn.

Nhìn từ hướng cầu Cái Lớn, công trình như một lá chắn khổng lồ giữa dòng sông, điểm nhấn là 12 trụ cống cao sừng sững, với trụ chính cao đến 48 m.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nhiệm vụ chính của siêu công trình Cái Lớn - Cái Bé là kiểm soát nguồn nước (mặn, ngọt, lợ), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120 ha.

Ngoài ra, công trình này còn kết hợp với tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình phòng, chống thiên tai, nước biển dâng do bão, giảm ngập lụt, úng do lún, sụt đất; giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô cho các mô hình sản xuất trong vùng. Đặc biệt, công trình này còn kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực điều tiết nguồn nước mặn - lợ luân phiên, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thuỷ sản trước tác động của biến đổi khí hậu, tạo vùng nước ngọt cho mùa khô, đáp ứng nguyện vọng và cung ứng kịp thời nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt cho cư dân trong vùng.

“Đây là dự án có vùng hưởng lợi, tác động rất lớn đến với diện tích 384.120 ha trên địa bàn 4 tỉnh, có các hệ sinh thái sử dụng nguồn nước khác nhau (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên), cơ cấu sản xuất đan xen các hệ sinh thái khác nhau và chưa ổn định, hạ tầng chưa đồng bộ, do vậy cần tiếp tục theo dõi, cân chỉnh quy trình vận hành hệ thống trong khoảng thời gian từ 2- 3 năm.  Nghiên cứu xử lý dần các vấn đề tác động (đã được tính toán và lường trước) như nước dâng gây ngập phía hạ lưu cống, hay mâu thuẫn trong nhu cầu sử dụng nước của từng khu vực”, ông Lê Minh Hoan chia sẻ.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc chính thức vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé mang 3 ý nghĩa trọng tâm: Một là một sự thay đổi trong tư duy và nhận thức đối với công tác thủy lợi khu vực ven biển ĐBSCL, đó là chuyển từ tư duy “ngăn mặn” sang “ kiểm soát nguồn nước”; hai là ”thuận thiên” đối với nông nghiệp là “thích ứng có sự kiểm soát” trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của các công trình thủy lợi; ba là người Việt Nam có thể thiết kế thi công quản lý công trình thủy lợi lớn, kỹ thuật phức tạp hàng đầu thế giới.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, để ĐBSCL phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, cần có tư duy chủ động, thích ứng và kiểm soát thuận thiện, phải có tư duy đột phá, nhất là trong quy hoạch phát triển ĐBSCL đang được hoàn thiện và đây là quy hoạch vùng đầu tiên mang tính dài hạn đến 2050. Nhằm mục tiêu tạo ra sinh kế, phát triển bền vững cho gần 20 triệu người dân vùng ĐBSCL, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Do vậy cần sử dụng công trình hiệu quả trong thời gian tới.

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tập trung nguồn lực xây dựng giai đoạn 2.