Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ và Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery (thứ ba từ phải sang) cắt băng khánh thành công trình
Viện Pháp tại Huế được tu sửa,ánhthànhcôngtrìnhcảitạotrụsởViệnPhávòng loại europa league cải tạo từ tháng 2 đến tháng 6 năm nay, nhằm nâng cao chất lượng đón tiếp và phục vụ công chúng, tối ưu hóa không gian tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa cũng như tạo điều kiện cho học viên có môi trường học tập hiệu quả hơn.
Việc tu sửa, cải tạo tập trung vào xây dựng không gian xanh ở mặt chính và trên tầng một của tòa nhà; nâng cấp sảnh đa năng – không gian đón tiếp, chiếu phim, tọa đàm và triển lãm; nâng cấp hệ thống phòng học và không gian thư viện đa phương tiện.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: “Viện Pháp tại Huế là nền tảng quan trọng cho sự phát triển quan hệ lâu dài giữa Pháp và Thừa Thiên Huế nói riêng, Việt Nam nói chung. Đây là điểm đến của những người yêu thích ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Với cở sở vật chất mới khang trang, đẹp và tinh tế, tôi mong Viện Pháp tại Huế tiếp tục phát triển, là cầu nối cho tình hữu nghị giữa hai nước”.
Là chi nhánh của Viện Pháp tại Việt Nam, Viện Pháp tại Huế là địa điểm quen thuộc đối với công chúng yêu mến ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Đây cũng là một trong những đối tác đóng góp tích cực vào các hoạt động giao lưu ngôn ngữ, văn hoá và nghệ thuật của TP. Huế.
* Tối cùng ngày, Viện Pháp tại Huế cũng khai mạc triển lãm ảnh “Công cộng, riêng tư, thầm kín”.
Triển lãm ảnh “Công cộng, riêng tư, thầm kín” giới thiệu các tác phẩm của hai nhiếp ảnh gia trẻ Joseph Gobin (Pháp) và Nguyễn Phương (Việt Nam) qua phần giám tuyển của nhiếp ảnh gia Mai Nguyên Anh.
Triển lãm giới thiệu chùm tác phẩm của Joseph Gobin và Nguyễn Phương
Người xem được chiêm ngưỡng chùm tác phẩm về không gian trà đá của Joseph Gobin. Khung cảnh một quán nước được dựng tạm bợ trên hè phố, tách biệt hẳn khỏi nhịp sống tấp nập đang diễn ra bên cạnh luôn làm Joseph Gobin cảm thấy tò mò. Thay vì khắc họa chúng dưới cái nhìn của quá khứ hay hoài cổ, văn hóa trà đá trong ảnh của Joseph hiện lên đồng hành với sự chuyển mình của thời đại. Ở đó, sự vái víu, bày biện tạo nên một nơi chốn vừa kín vừa mở, vừa riêng tư lại vừa công cộng, mang đậm chất xã hội Việt Nam đương thời, đặc biệt là ở những thành phố lớn.
Nguyễn Phương lại đi sâu vào khai thác những suy nghĩ hỗn độn của bản thân. Anh cảm thấy lạc lõng giữa chốn phồn hoa đô thị, nơi mà sự ô nhiễm vẫn hiện hữu nhưng khéo léo ẩn mình dưới lớp áo xa hoa hào nhoáng. Ô nhiễm không chỉ dừng lại ở sự thờ ơ của con người với môi trường sống, được nghệ sĩ thể hiện qua thủ pháp nhiếp ảnh, mà còn ở trong chính mỗi con người.
Tuy kể những câu chuyện khác nhau nhưng Joseph Gobin và Nguyễn Phương đều lựa chọn không gian đô thị làm bối cảnh chính. Cách thực hành nhiếp ảnh của cả hai mang nhiều nét tương đồng, khi việc sáng tạo không chỉ dừng lại ở nút chụp, mà còn ở sự thử nghiệm với hoá chất để tạo nên hiệu ứng thị giác đặc sắc trong từng tấm hình. Hai bộ ảnh tưởng chừng như khác biệt, nhưng khi đặt cạnh nhau lại vẽ nên một nơi chốn vừa cởi mở, vừa riêng tư, vừa ẩn chứa những nỗi niềm riêng của từng tác giả.
Triển lãm diễn ra đến ngày 24/7.
Cũng trong ngày 30/6, Viện Pháp tại Huế đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú, như: hoạt động thư viện “Astérix le Gaulois” dành cho các em thiếu nhi, chiếu chùm phim hoạt hình 3D Rubika.
Tin, ảnh: Minh Hiền