【lịch bóng cup c1】Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh

Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
Các diễn giả chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: T.D

Ngày 26/11, thông tin tại hội thảo “Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh - Hướng tới mục tiêu Net zero tại Việt Nam” do Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp cùng Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức, các chuyên gia cho rằng, đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh không chỉ là xu hướng mà đã trở thành cam kết của nhiều nền kinh tế và các doanh nghiệp.

Trong đó, tài chính xanh là công cụ quan trọng mà Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang tập trung phát triển để hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững. Đến năm 2035, các nền kinh tế toàn cầu cần khoảng 1.000 tỷ USD mỗi năm để giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để thực hiện các cam kết Net Zero cho Việt Nam vào năm 2050 và cam kết thu hút các dòng tài chính xanh để phát triển năng lượng tái tạo, phát triển carbon thấp, Chính phủ đã nỗ lực thực hiện các giải pháp bằng các hành động thiết thực.

Việt Nam đã xây dựng Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) với quyết tâm giảm phát thải khí nhà kính 43,5% so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) với sự hỗ trợ của quốc tế vào năm 2030.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phương Nam, Đánh giá viên quốc tế của UNFCCC, tài chính xanh đã được triển khai tại Việt Nam khoảng 10 năm nhưng quy mô còn khiêm tốn (tín dụng xanh chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ, trái phiếu xanh còn rất ít…).

Điều này đòi hỏi phải có các cơ chế, chính sách và giải pháp huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính xanh, khuyến khích dòng vốn tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực xanh.

Mặt khác, các quy định, định nghĩa cụ thể về các danh mục, ngành lĩnh vực xanh vẫn chưa được thống nhất để có thể áp dụng chung trên cả nước đã gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.

Tuy vẫn còn nhiều thách thức, nhưng các chuyên gia cho rằng “cánh cửa” cơ hội vẫn đang mở ra đối với tài chính xanh tại Việt Nam.

TS. Lê Duy Bình Giám đốc Economica Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn cho nguồn vốn xanh quốc tế với môi trường pháp lý đang được hoàn thiện, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để kinh doanh tuần hoàn, phát triển tài chính xanh nhằm huy động nguồn lực đầu tư phát triển và hội nhập quốc tế.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành và triển khai Kế hoạch hành động của ngành Tài chính về tăng trưởng xanh, hoàn thiện các chính sách tài chính liên quan, trọng tâm là phát triển thị trường vốn xanh và các sản phẩm tài chính xanh.

Bộ Tài chính cũng đang xây dựng Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam trên cơ sở phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm và đến năm 2028 vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon.