(HGO) – Sáng ngày 1-7,ủtịchQuốchộiTrầnThanhMẫntiếpxccửtriHậtruc tiep hom nay Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm: ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; bà Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; ông Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Quốc hội; ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc Sở Công thương, có buổi gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với hơn 400 cử tri đến từ thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy, cử tri đại diện cho ngành y tế, giáo dục, cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang. Bên cạnh đó, còn kết nối trực tuyến với cử tri của các huyện Châu Thành, Châu Thành A, thành phố Ngã bảy.
Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.
Lãnh đạo tỉnh tham dự có ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh…
Tại đây, Đoàn ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri. Cụ thể, cử tri cho rằng Quốc lộ 61C đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Do đó, đề nghị sớm đầu tư xây dựng mở rộng tuyến Quốc lộ này. Cử tri cho biết việc thực hiện Quyết định số 22 ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, đã giúp cho nhiều hộ dân được thụ hưởng nhà mới. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều căn nhà qua thời gian sử dụng đã bị hư hỏng, xuống cấp cần được xây dựng, sửa chữa, do đó đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hỗ trợ nhà ở cho người dân.
Bên cạnh đó, cử tri cho biết theo Bộ Luật lao động, nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi sẽ được nghỉ hưu. Tuy nhiên, đặc thù của giáo viên cấp học mầm non phải có mặt ở trường từ sáng sớm để đón trẻ và về nhà muộn. Giáo viên mầm non chịu nhiều áp lực, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể chất và tinh thần. Do đó, đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét cho giáo viên cấp học mầm non được nghỉ hưu khi 55 tuổi. Cũng liên quan đến lĩnh vực giáo dục, cử tri đề nghị không áp dụng tỷ lệ tinh giản biên chế chung 10% đối với ngành giáo dục.
Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.
Cử tri nêu ý kiến 3 tỉnh: Hậu Giang, Đắk Nông và Điện Biên được Quốc hội ban hành nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính vào năm 2004. Trải qua hơn 20 năm, điều kiện kinh tế - xã hội của 3 tỉnh này còn gặp nhiều khó khăn, do đó đề nghị Quốc hội, Chính phủ có cơ chế chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy 3 tỉnh phát triển hơn. Bày tỏ phấn khởi khi mức lương cơ sở tăng từ ngày 1-7-2024, tuy nhiên cử tri đề nghị các cấp, các ngành không để xảy ra tình trạng lương tăng, giá cả cũng tăng…
Các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được ghi nhận, trả lời. Trao đổi với cử tri về việc xây dựng mở rộng Quốc lộ 61C, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết Quốc hội, Chính phủ đã đồng ý chủ trương này; tỉnh và các bộ, ngành Trung ương đang phối hợp với các tổ chức quốc tế để triển khai thực hiện dự án.
Về vấn đề hỗ trợ nhà ở cho người dân, ông Đồng Văn Thanh cho biết tỉnh rất quan tâm công tác này, năm 2023 đã xây dựng hơn 1.400 căn nhà đại đoàn kết hỗ trợ cho gia đình chính sách sách, người dân khó khăn về nhà ở. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, Sở Xây dựng đã rà soát số lượng nhà cần xây dựng trên địa bàn tỉnh và báo cáo về Trung ương. Về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hàng năm, tỉnh luôn bố trí kinh phí thực hiện công tác này…
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, đánh giá cao kết quả mà tỉnh Hậu Giang đạt được trong 6 tháng đầu năm. Chủ tịch Quốc hội cũng vui mừng cho biết, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 của cả nước tăng 6,42%, tăng khá so với các nước trong khu vực, theo nhận định Ngân hàng thế giới Việt Nam có thể đạt 6% trong năm nay hoặc cao hơn nữa.
Cử tri phát biểu ý kiến đề nghị cần có cơ chế, chính sách đặc thù cho 3 tỉnh: Hậu Giang, Đắk Nông, Điện Biên.
Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm cũng rất nặng nề trước bối cảnh tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cá nhân phải góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải quyết tâm, quyết liệt trong công việc và phải có sản phẩm, từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh đến cấp Trung ương.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao đổi, làm rõ các vấn đề cử tri quan tâm. Về đề xuất cần cơ chế, chính sách đặc thù cho 3 tỉnh: Hậu Giang, Đắk Nông, Điện Biên,Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, năm 2022, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành 6 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng chiến lược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó: tỉnh Điện Biên thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, được quy định tại Nghị quyết số 11 ngày 10-2-2022; tỉnh Đắk Nông thuộc vùng Tây Nguyên được quy định tại Nghị quyết số 23 ngày 6-10-2022; tỉnh Hậu Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long được quy định tại Nghị quyết số 13 ngày 2-4-2022.
Buổi tiếp xúc cử tri được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Chủ tịch Quốc hội và Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận ý kiến của cử tri và sẽ lưu ý trong quá trình sơ kết, tổng kết việc thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù đang được áp dụng tại một số địa phương; trong đó sẽ nghiên cứu, lưu ý có các chính sách ưu tiên để thúc đẩy các tỉnh còn có nhiều khó khăn…
TRƯỜNG SƠN