【đội hình al wehda gặp al-nassr】Doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết

Doanh nghiệp chuẩn bị hàng chục nghìn tỉ đồng phục vụ thị trường tết TPHCM: Hàng hoá tại siêu thị,ệpđảmbảonguồncunghànghóaphụcvụTếđội hình al wehda gặp al-nassr chợ đầu mối dồi dào phục vụ Tết Đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho những tháng cuối năm
Doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết

Hoạt động sản xuất tại Công ty VISSAN. Ảnh: DN cung cấp

Lên kế hoạch sản xuất sớm

Chia sẻ về kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng hóa phục vụ mùa cao điểm Tết năm 2025, ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN) cho biết, năm nay đơn vị chuẩn bị nguyên vật liệu từ rất sớm để đáp ứng mọi yêu cầu của người tiêu dùng.

Hiện nay, các xưởng sản xuất, khu vực chế biến của Vissan đang khẩn trương hơn. Người lao động tập trung nâng cao năng suất, bảo đảm cung ứng ra thị trường 930 tấn thực phẩm tươi sống và gần 3.700 tấn thực phẩm chế biến cho hơn 120.000 điểm bán hàng chế biến trên cả nước. Với vai trò là doanh nghiệp bình ổn thị trường, VISSAN dự trữ thêm từ 10 - 20% sản lượng hàng hóa để dự phòng các trường hợp khan hiếm hàng hóa đột biến của thị trường Tết.

Tham gia vào sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường Tết năm nay còn ghi nhận sự có mặt của một số doanh nghiệp xuất khẩu. Điển hình, đó là Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Tomcare (thương hiệu tương ớt lên men Chilica, TPHCM). Ông Nguyễn Thanh Hiền, Giám đốc Tomcare cho biết, thị trường nội địa mới chiếm 1% doanh số công ty, 99% còn lại đến từ xuất khẩu. Do vậy, Tết này doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh thị trường nội địa, với mong muốn đưa hàng chất lượng cao phục vụ người Việt.

Tương tự, Công ty CP Thực phẩm G.C (GC Food) đã có kế hoạch tăng trưởng mùa Tết năm nay gấp hai lần so với năm trước. Để thực hiện mục tiêu này, công ty phát triển thêm các sản phẩm phù hợp mùa tiêu dùng cuối năm như thạch Jelly ZenZen có thành phần nha đam và thạch dừa đường đen, các sản phẩm được dùng nhiều trong dịp gặp gỡ, tiệc tùng, đặc biệt là cho giới trẻ và trẻ em. Doanh nghiệp cũng phát triển bao bì để sản phẩm làm quà tặng Tết. Mới đây, doanh nghiệp tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử và livestream để tăng cường nhận diện thương hiệu, cũng như tiếp cận khách hàng mới.

Tích cực tham gia cung ứng số lượng lớn hàng hóa cho các tỉnh, thành phía Nam, ông Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, đơn vị đã lập kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng cho cuối năm và Tết Nguyên đán 2025 từ giữa năm 2024, với trọng tâm là các mặt hàng tiêu thụ mạnh vào dịp cuối năm. Dự kiến, kế hoạch dự trữ nguồn hàng bình ổn thị trường trị giá 10.000 tỷ đồng.

Để đảm bảo nguồn hàng lớn với giá hợp lý, Saigon Co.op đã hợp tác với các nhà phân phối thông qua các hợp đồng dài hạn từ 3-5 năm, giúp đối tác chủ động kế hoạch sản xuất và cung ứng. Ngoài ra, đơn vị cũng dự báo cung - cầu để hỗ trợ nhà sản xuất lập kế hoạch cung ứng hiệu quả. Đối với các nhà cung cấp là hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Saigon Co.op hỗ trợ tài chính thông qua việc kết nối với ngân hàng, đóng vai trò trung gian đảm bảo đầu ra cho sản phẩm sau sản xuất. Từ nay đến cuối năm, Saigon Co.op sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.

Giữ bình ổn giá cả hàng hóa

Thông tin tại chương trình kết nối cung cầu hàng hóa TPHCM và các tỉnh, thành phố mới đây, đại diện Sở Công Thương TPHCM cho biết, đơn vị đã có kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường cuối năm âm lịch và dịp Tết Ất Tỵ 2025. Hiện, đã có 70 doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài đăng ký tham gia chương trình. Năm 2024, lượng hàng bình ổn thị trường tăng 4 - 6% so với năm 2023, chiếm 21 - 32% thị phần trong tháng thường và 24 - 41% thị phần trong tháng Tết. Lượng hàng hóa trong chương trình bình ổn thị trường đủ sức điều tiết thị trường, giữ cho giá cả ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Bên cạnh việc kiểm tra và kiểm soát thị trường hàng hóa phục vụ Tết, Sở Công Thương TPHCM còn phối hợp với các cơ quan, ngành chức năng và hệ thống phân phối trên địa bàn để đàm phán các chính sách chiết khấu ưu đãi, giúp giảm áp lực tăng giá, đặc biệt là với các mặt hàng thiết yếu trong tháng cao điểm Tết. Để thúc đẩy sức mua trong dịp này, ngành Công Thương TPHCM kêu gọi sự tham gia tích cực của các đơn vị, doanh nghiệp, tăng cường kích cầu tiêu dùng thông qua các chương trình khuyến mãi, xúc tiến thương mại, cùng với việc tổ chức các hội chợ và phiên chợ Xuân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm Tết.

Bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam cho biết, nước mắm là mặt hàng thực phẩm không thể thiếu trong mùa Tết nên vào dịp cuối năm lượng tiêu thụ mặt hàng này rất tốt. Nguyên liệu đầu vào được ổn định nên giá cả hàng hóa dự kiến sẽ được ổn định trong dịp này.

Mặc dù có sự chuẩn bị sớm, song một số doanh nghiệp không tránh khỏi lo lắng khi người dân có xu hướng cắt giảm chi tiêu khiến sức mua không tăng. Ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt cho biết, nguồn cung hàng Tết đã được chuẩn bị khá dồi dào và đa dạng, doanh nghiệp lại đang lo lắng về sức mua. Từ đầu năm 2024 đến nay, tiêu thụ trứng gia cầm không tăng, thậm chí còn có dấu hiệu chững lại, giảm 10-20% so với năm 2023. Do đó, công ty đang kỳ vọng vào các chương trình khuyến mãi và kích cầu cuối năm để sức mua hàng Tết đạt được mức tương đương năm ngoái.

Ngoài ra, theo ông Thiện, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp đang rất lớn, kéo theo chi phí kho bãi, nhân công nhiều. Do đó, doanh nghiệp mong cơ quan nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các thủ tục công nợ, thủ tục vận chuyển, thanh toán; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động kết nối trực tuyến thay vì trực tiếp để sớm giải phóng hàng tồn.