【đan mạch – bắc ireland】Khát vọng thương hiệu Việt từ Mỹ
Gặp TS Nguyễn Đình Quý,átvọngthươnghiệuViệttừMỹđan mạch – bắc ireland Giám đốc phát triển và kỹ sư cấp cao tại Mitsubishi Electric ở Boston giữa trời xuân tuyệt đẹp của thủ đô Paris, Pháp, anh hào hứng kể vừa có những cuộc gặp vô cùng thú vị tại Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng (VGLF). Đây là dịp để anh tăng tốc mạng dữ liệu chưa từng có về người Việt trên toàn thế giới mà anh là người đồng sáng lập - VietSearch.
VietSearch với dữ liệu về hàng triệu người Việt
Xuất phát từ mong muốn xây dựng dữ liệu Việt (người Việt, công ty Việt, sự kiện Việt) và kết nối hiệu quả giữa người cần và người cung cấp dịch vụ, Nguyễn Đình Quý và 4 người bạn cùng sáng lập ra nhóm VietSearch và trang web VietSearch - trang web tập hợp cơ sở dữ liệu lớn và thống kê về các vấn đề cộng đồng Việt Nam trên toàn thế giới quan tâm.
TS Nguyễn Đình Quý, người đồng sáng lập VietSearch. Ảnh: Phúc Hưng |
5 thành viên nhóm dự án đang học tập và làm việc tại các trường đại học uy tín và công ty, tập đoàn đa quốc gia tại Mỹ. Trang web được nhóm xây dựng và phát triển từ năm 2016 đến nay đã hoàn thiện hơn 70% công nghệ. VietSearch là cầu nối thông tin cho “Kết nối cộng đồng Việt” toàn cầu trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, kinh tế, thiện nguyện...
Tính năng chính của VietSearch là tìm kiếm thông tin dựa trên các thông tin đầu vào cơ bản (tên, lĩnh vực, địa điểm…), cho phép người dùng có thể liên lạc với những người Việt xuất hiện trên kết quả tìm kiếm thông qua các trang kết nối. Hệ thống còn có ứng dụng bản đồ được thiết kế tương tác với Google Map, cùng thống kê chi tiết về người Việt, công ty Việt, du học sinh... tại nước ngoài.
Nguyễn Đình Quý say sưa chia sẻ: VietSearch còn tổng hợp nhiều sự kiện nổi bật trong nước và trên thế giới trong nhiều lĩnh vực như: giáo dục. y tế, kinh tế, thiện nguyện...., đáp ứng cơ bản nhu cầu của những ai muốn đi du học hoặc làm việc ở nước ngoài, có thể tìm kiếm quốc gia, thành phố nào có nhiều người Việt đang sinh sống để cùng hòa nhập và thành công.
VietSearch phiên bản 1.0 được chính thức giới thiệu với người dùng và các nhà đầu tư từ tháng 8/2018, với thông tin hàng trăm nghìn người Việt toàn cầu, hàng nghìn công ty Việt và sự kiện Việt trên thế giới.
Nhóm dự án đang tập trung phát triển VietSearch phiên bản 2.0 với dữ liệu về hàng triệu người Việt và công ty Việt ở nước ngoài, cùng nhiều tính năng thông minh hơn bao gồm công nghệ xử lý dữ liệu thông minh và trí tuệ nhân tạo.
700.000 người Việt đã được kết nối
TS Quý cho biết, VietSearch sẽ phát triển thành một hệ sinh thái với nhiều giải pháp hiệu quả, tiết kiệm cho giáo dục và kinh tế tại Việt Nam.
Bốn mũi nhọn của hệ sinh thái này bao gồm: Xây dựng hệ thống chuyên gia người Việt trong các lĩnh vực công nghệ cao để hỗ trợ nền công nghiệp 4.0; kết nối chuyên gia với các sự kiện kinh tế, giáo dục, nghiên cứu tại Việt Nam thông qua hội nghị, hội thảo, hội thảo trực tuyến, đào tạo...; xây dựng mô hình đào tạo và tư vấn người Việt toàn cầu; xây dựng và thu hút đầu tư cho các công ty công nghệ tại Việt Nam.
“Đã có một số dự án hướng tới kết nối cộng đông người Việt ở nước ngoài. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu hóa, tự động hóa dữ liệu lại là một việc khác.
Ví dụ một người nghiên cứu về lĩnh vực toán học, họ sẽ quan tâm đến những hội nghị, sự kiện và thông tin liên quan… Tất cả những thông tin đó sẽ được tập hợp và gửi tới các chuyên gia. Tiếp theo là câu chuyện chia sẻ ý tưởng và tri thức. Làm thế nào để giúp những chuyên gia người Việt ở nước ngoài khi về nước thăm thân, có thể kết hợp tham gia giảng dạy, tham dự diễn đàn, chia sẻ chuyên môn…
Nếu các nhà trường, tổ chức ở Việt Nam phải mời chuyên gia hoàn toàn là người nước ngoài giảng dạy thì chi phí sẽ tốn kém hơn từ ăn ở, đi lại… hoặc nếu phải gửi người sang nước ngoài để đào tạo ngắn hạn thì cũng tương tự. Do đó, chúng tôi hướng tới có một hệ thống tự động hóa các thông tin cần thiết, để có sự trao đổi đáp ứng nhu cầu cả hai chiều”, anh nói.
Hiện dự án đã có cơ sở hơn 700 nghìn người Việt và mục tiêu 1 triệu người sẽ đạt được trong thời gian tới. Chỉ riêng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, nhiều người nghĩ có 1.000 người Việt làm việc nhưng thực ra tìm kiếm đã có trên 27.000 người. Rồi con số giáo sư người Việt ở bên Mỹ, tới nay là 300 người và vẫn đang tiếp tục được bổ sung.
“Khi mới bắt tay làm, chúng tôi nghĩ phương pháp là tập hợp dữ liệu theo trường đại học, tiếp đến là sắp xếp theo tên họ. Rồi thấy cách làm này có vẻ thủ công thì tiến tới sử dụng thuật toán tự động để tìm theo từng thành phố. Công việc nhanh hơn nhiều. Nếu như lúc trước, tìm kiếm dữ liệu được 2.000-3.000 người/tuần, nay có thể lên đến 10.000-15.000 người/tuần.
Có dữ liệu, nhưng làm sao sử dụng dữ liệu hiệu quả mới là vấn đề quan trọng. Thứ hai là tự động hóa ngay trong cả lĩnh vực chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ tri thức. Làm sao ứng dụng công nghệ thông tin để những đóng góp trí tuệ trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn”, TS Nguyễn Đình Quý chia sẻ con đường anh theo đuổi.
Thái An - Hiền Anh từ Paris
Mẫu số chung của chúng ta là yêu nước
Với lòng yêu nước, tâm huyết, quyết tâm và sự dũng cảm, chúng ta sẽ đóng góp được nhiều hơn nữa trong con đường phát triển của đất nước.