88Point

Các đối tượng trục lợi bảo hiểm bị đưa ra xét xử tại toà án. Ảnh: LVĐủ loại trốn đó trận montpellier

【trận montpellier】Nhiều chiêu thức trục lợi BHXH, BHYT

Các đối tượng trục lợi bảo hiểm bị đưa ra xét xử tại toà án.   			               Ảnh: LV

Các đối tượng trục lợi bảo hiểm bị đưa ra xét xử tại toà án. Ảnh: LV

Đủ loại trốn đóng BHXH

Trong những năm qua,ềuchiêuthứctrụclợtrận montpellier do quy định mức phạt lãi suất chậm đóng BHXH và mức phạt tối đa đối với hành vi chậm đóng thấp, nên nhiều doanh nghiệp (DN) đã lợi dụng các quy định này chiếm dụng tiền BHXH của người lao động. Vì tổng số tiền phải nộp phạt và lãi chậm đóng BHXH thấp hơn so với lãi suất vay ngân hàng, DN sử dụng số tiền đó để đầu tư trở lại sản xuất, kinh doanh và chấp nhận nộp phạt.

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn lách luật bằng cách hợp đồng miệng hoặc ký liên tiếp chuỗi hợp đồng theo thời vụ, hoặc chuỗi hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng hoặc kéo dài thời gian thử việc. Trước khi Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, người lao động có hợp đồng dưới 3 tháng không phải tham gia BHXH bắt buộc. Lợi dụng kẽ hở này, đơn vị sử dụng lao động không đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động nhằm trốn đóng BHXH cho người lao động. Nếu bị phát hiện thì DN chấp nhận nộp phạt. Điển hình, 3 năm trước tại TP. Hồ Chí Minh, qua công tác thanh, kiểm tra, cơ quan BHXH đã phát hiện Công ty Sunrising Kim Vina đã sử dụng một chuỗi hợp đồng thời vụ 3 tháng, nhưng trên thực tế 500 công nhân đều làm việc trên 1 năm. Công ty Vina Haeng Woon quận 8, kéo dài thời gian thử việc 1.000 công nhân, sau hơn 1 năm làm việc mới được ký hợp đồng lao động và đóng BHXH…

Ngoài ra, để đóng mức BHXH thấp hơn mức quy định, DN đã lập và sử dụng hai hệ thống số lương khác nhau: Một hệ thống lương dùng để chi trả lương thực tế cho người lao động; một hệ thống lương khác dùng để đăng ký tham gia và làm cơ sở tính mức đóng BHXH (mức lương này chỉ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng một chút). Với thủ đoạn này, các DN đã trốn đóng một khoản tiền mà theo quy định pháp luật họ phải đóng cho cơ quan BHXH. Điển hình, qua kiểm tra, thanh tra tại Công ty TNHH J and V (Đồng Nai), phát hiện nhiều trường hợp người lao động có tới 2 hợp đồng lao động. Mức lương ký trên hợp đồng lao động thực trả là 12.000.000 đồng/tháng, mức lương ký hợp đồng lao động để tham gia BHXH chỉ là 2.000.000 đồng/tháng (bằng với mức lương tối thiểu vùng).

Muôn vàn hình thức trục lợi

Theo BHXH Việt Nam, tình trạng người vi phạm lập khống, giả mạo hồ sơ làm căn cứ cho việc thanh toán chế độ ốm đau, thai sản nhằm chiếm đoạt tiền BHXH xảy ra khá phổ biến. Để lừa dối cơ quan chức năng nhằm chiếm đoạt tài sản, người vi phạm làm giả giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy khám thai hoặc sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy tờ này hoặc móc nối với cơ sở y tế để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, giấy khám thai không đúng quy định làm căn cứ thanh toán tiền trợ cấp ốm đau, thai sản.

Ngoài ra, người vi phạm còn thành lập DN “ma”, sau đó làm hợp đồng tuyển dụng lao động khống cho nhân viên nữ để đăng kí đóng BHXH hoặc hợp đồng tuyển lao động phụ nữ có thai. Thực tế, họ không làm việc mà vẫn đăng kí đóng BHXH đầy đủ 6 tháng theo quy định. Người vi phạm lập hồ sơ BHXH khống và làm thủ tục đề nghị thanh toán chế độ thai sản, chiếm đoạt tiền BHXH.

Điển hình là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2015. Lê Thành Thắng (sinh năm 1979, nguyên nhân viên BHXH quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) đã cấu kết với một số đối tượng thành lập 10 DN “ma”. Khi đã có tư cách pháp nhân, Thắng lập khống hồ sơ tuyển nhân viên nữ làm việc trong các DN do mình điều hành và đăng ký đóng tiền BHXH cho các nhân viên này từ 6 - 8 tháng rồi ngưng đóng. Sau đó, Thắng lập hồ sơ cho nhân viên nghỉ sinh đẻ hoặc cho thôi việc, sau đó làm thủ tục để nghị thanh toán chế độ ốm đau, thai sản với số tiền chiếm đoạt trên 1,3 tỷ đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án tháng 4/2017, Thắng bị tuyên phạt 19 năm tù về các tội “Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Một “mánh khóe” gian lận khác là thu gom sổ BHXH của người tham gia BHXH đã nghỉ việc mà không nhận lại sổ, sau đó lập hồ sơ khống, chiếm đoạt tiền BHXH. Theo quy định khi người lao động nghỉ việc, DN có trách nhiệm chốt sổ BHXH và trả cho người lao động. Nếu sau 12 tháng, người lao động không đến nhận thì DN trả cho cơ quan BHXH lưu giữ nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Nhưng thực tế, các DN không ý thức chốt và trả sổ; người lao động ít khi nhận sổ sau khi nghỉ việc do thời gian làm việc ngắn hoặc đi xa... Điều này đã tạo điều kiện cho đối tượng ngoài xã hội thông đồng với DN thu gom, mua sổ BHXH, sau đó làm giả, lập khống hồ sơ BHXH đề nghị hưởng trợ cấp BHXH một lần nhằm chiềm đoạt tiền BHXH.

Bên cạnh đó, còn có một số thủ đoạn vi phạm pháp luật, gian lận liên quan quản lý và thực hiện BHXH, BHYT từ chính nhân viên y tế. Theo đó, một số y, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên khác trong các bệnh viện đã chiếm đoạt thuốc chữa bệnh trong quá trình khám bệnh và cấp phát thuốc bằng các thủ đoạn lập khống toàn bộ hoặc một số chứng từ thanh toán thuốc BHYT; đưa người nhà vào làm xét nghiệm đắt tiền nhưng lại ghi xét nghiệm đó cho bệnh nhân khác có thẻ BHYT được thanh toán 100%...

Điển hình, năm 2010, bác sĩ Lưu Tố Lan (Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh) chiếm đoạt 3,9 tỷ đồng tiền BHYT. Lan đã làm giả hồ sơ khám chữa bệnh, kê toa thuốc khống để lấy thuốc theo chế độ BHYT đem bán. Ngoài ra, Lan đã cấu kết cùng nhân viên, bác sĩ bệnh viện tuyến dưới thu gom thẻ BHYT, lấy giấy chuyển viện khống sau đó kê đơn khống lấy thuốc theo BHYT đem bán lấy tiền chia nhau.

Mai Lâm

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap