【giờ thi đấu bóng đá hôm nay】Chọn nghề tự do, không ngại về giới

VHO - Chiều 10.6,ọnnghềtựdokhôngngạivềgiớgiờ thi đấu bóng đá hôm nay tại Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã diễn ra buổi talkshow “Chuyện giới - Chuyện nghề”. Chương trình được tổ chức với mong muốn góp phần xóa bỏ định kiến giới, thúc đẩy khả năng tham gia ngành nghề khác nhau của các giới, giải đáp thắc mắc, từng bước gỡ bỏ những định kiến vô thức mà các bạn trẻ và xã hội đang gán lên chính mình.

Chọn nghề tự do, không ngại về giới - Anh 1

Khách mời chia sẻ tại buổi tọa đàm

Buổi talkshow “Chuyện giới - Chuyện nghề” được tổ chức bởi SPACLIS, là hoạt động trong khuôn khổ dự án “Thanh niên tham gia giải quyết định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng giới” do Liên minh châu Âu tài trợ. 

Tại sao chúng ta lại có định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp? 

Theo TS Phạm Kim Anh, giảng viên Khoa Tâm lý học Trường ĐH KHXHNV, Chủ tịch sáng lập Học viện quản trị ESI, trong ngôn ngữ đông y học thì định kiến giới còn được gọi là thiên kiến và bao gồm rất nhiều dạng thiên kiến như: Thiên kiến về sắc tộc, thiên kiến về giai cấp trong xã hội, thiên kiến về vai trò của từng cá nhân trong một tổ chức,... Ông cho rằng: “Thiên kiến về giới là một trong những vấn đề rất phổ quát. Vấn đề về giới trong lãnh đạo, trong quản trị và thực tế nữa là trong ngành giáo dục cũng vậy, cũng luôn có những vấn đề về giới ở đây”. 

Chị Sabrina Uyên Lưu, Co-Founder và Coach hướng nghiệp tại Tổ chức giáo dục và hướng nghiệp LeapEd Vietnam, đã đưa ra nhiều quan điểm ở nhiều khía cạnh khác nhau để các bạn trẻ hiểu rõ hơn định kiến giới. Theo chị, “Định kiến giới phản ánh những điều rất tự nhiên của con người. Chẳng hạn một em bé nhỏ xíu đã biết được màu xanh là của con trai và màu hồng là của con gái. Mà con người chúng ta nghĩ khuôn mẫu là không tốt nhưng mình đặt ra như vậy để mình dễ dàng giải thích những cái định nghĩa khác nhau, giải thích những giới tính khác nhau, những xu hướng khác nhau. Vô tình nó đã ăn sâu vào trí não và làm cho mình có sự phân biệt như vậy”. 

Tuy nhiên, chị Uyên nghĩ rằng điều này đã và đang dần dần thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Các bạn trẻ Gen Z có cơ hội tiếp cận đến văn hóa thế giới nhiều hơn, nên các bạn rất cởi mở. Việc các bạn trẻ tham gia vào thị trường lao động tạo ra cơ hội, hay gọi một cách khác là tạo một sức ép bắt buộc các thị trường lao động phải thay đổi. Những người chưa có tư duy cởi mở cũng bắt buộc phải cởi mở để thu hút Gen Z, giữ chân Gen Z trong hệ thống nhân sự của mình. Chị cho rằng đây là những điểm đáng mong đợi trong xã hội Việt Nam. 

Cùng đồng quan điểm với chị Sabrina Uyên Lưu, TS Phạm Kim Anh đã chỉ ra rằng: “Chúng ta phải có một cái nhìn đa dạng về giới. Tại sao phải là nam và nữ? Tại sao không phải là một giới nào khác? Khi mà chúng ta thoát ra khỏi tư duy đó, chúng ta sẽ thấy vấn đề thiên kiến là một trong những hiện tượng mà nó cũng giống như những hiện tượng khác. Và chúng ta có cách để tiếp cận, giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Chứ chúng ta không quá nặng nề nó và làm cho mình rời xa mục đích”. Bên cạnh đó, TS Anh cũng nhấn mạnh rằng nghề nghiệp chỉ dựa vào năng lực của cá nhân, giới chỉ là một yếu tố không có sự ảnh hưởng lớn đến vấn đề chọn nghề của các bạn trẻ.

Chọn nghề tự do, không ngại về giới - Anh 2

Khách mời và sinh viên tham gia buổi talkshow 

Tự hào thể hiện bản thân

Khi phụ huynh lựa chọn ngành nghề cho con cái, điều họ quan tâm là khả năng và giới tính của con mình có phù hợp với ngành nghề hay không và khi biết ngành nghề đó không phù hợp với giới tính thì sẽ lập tức bác bỏ.  Vô hình trung sẽ làm cho các con nghi ngờ về khả năng và không dám bước tiếp để thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, chị Sabrina Uyên Lưu đã đưa ra một số giải pháp để có thể thuyết phục và thay đổi suy nghĩ của thế hệ trước. Điều đầu tiên, chúng ta phải cảm thông cho bố mẹ, không thể nào bắt bố mẹ nghĩ như chúng ta nghĩ được. Chứng tỏ cho bố mẹ thấy được rằng năng lực của mình ra sao, bản thân theo đuổi những mục tiêu gì, tại sao lựa chọn ngành nghề này lại cho chúng ta đạt được mục tiêu đó và có cơ hội rộng mở như thế nào khi chọn ngành này. Điều thứ hai, đó chính là hành động. Hành động để bố mẹ cảm nhận được sự nghiêm túc khi chúng ta theo đuổi ngành nghề bản thân mong muốn, từ đó bố mẹ sẽ thấu hiểu và ủng hộ hơn. 

Đôi khi, vì những bức tường vô hình mang tên “định kiến xã hội” khiến ta không còn dám khao khát, khẳng định bản thân và từ bỏ đi ước mơ mà chúng ta hằng mong ước. Thông qua buổi talkshow, TS Phạm Kim Anh đã gửi đến các bạn trẻ có mong muốn tự hào thể hiện bản thân và không bị giới tính trở thành rào cản một vài lời khuyên: “Yếu tố đầu tiên chúng ta phải có cái nhìn đa dạng giới, chúng ta tự tin thể hiện giới. Thứ hai, là chúng ta phải có năng lực. Thứ ba, là phải có động lực, động lực nó sẽ là đòn bẩy. Khi mà những thiên kiến về giới nó tấn công mình hoặc là chỉ trích mình thì mình sẽ có điểm tựa, để mình có thể tựa vào, đứng vững được và đi tiếp”. 

HỒNG DIỆU; nguồn ảnh: SPACLIS