Nhận Định Bóng Đá

【keo nha cai bong da hom nay】Nới lỏng có kiểm soát chính sách tài khóa

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Thực hiện siết chặt chi tiêu công và khuyến khích chi tiêu tư là các giải pháp cần thiếttrong giai đ keo nha cai bong da hom nay

Nới lỏng có kiểm soát chính sách tài khóa - tiền tệ
Thực hiện siết chặt chi tiêu công và khuyến khích chi tiêu tư là các giải pháp cần thiết
trong giai đoạn hiện nay.

Chính phủ tiếp sức cho doanh nghiệp khi thu ngân sách hẹp dần

PV: Chính phủ đã chủ động điều hành chính sách tài khóa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cần có thêm mức hỗ trợ vì những tác động của dịch bệnh gần đây là khá nặng nề. Ông nhận định về điều này ra sao?

ĐBQH Lê Thanh Vân: Những tháng đầu năm 2021, tình hình phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi, vì cuối năm ngoái dịch bệnh được kiểm soát, quý IV/2020 kinh tế phát triển bình thường, nên những tháng đầu năm 2021 chúng ta có lực để phát triển.

Nới lỏng có kiểm soát chính sách tài khóa - tiền tệ
ĐBQH Lê Thanh Vân

Tuy nhiên đến tháng 4, dịch bệnh quay trở lại bùng phát với cường độ mạnh hơn trước nhiều. Sau đó các hoạt động kinh tế bị tác động dữ dội, nhiều địa phương rơi vào tình trạng khó khăn, ảnh hưởng đến bức tranh tài chính - ngân sách cả năm. Nguồn lực chúng ta chia sẻ với xã hội, với doanh nghiệp bằng chính sách tài khóa của năm 2020 chưa kết thúc thì phải đối mặt với những tác động dữ dội hơn.

Trong bối cảnh đó, tôi đánh giá cao sự chủ động của ngành Tài chính trong đề xuất các khung chính sách về tài khóa, một mặt kiểm soát được tỷ lệ bội chi nhưng lại huy động được, điều chỉnh được các khoản thu - chi cho cân đối ngân sách, cùng với chính sách nới lỏng thông qua miễn giảm thuế, phí. Chính phủ đã tiếp sức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, trong điều kiện bức tranh thu ngân sách cứ hẹp dần lại.

Tuy nhiên, đòi hỏi của thực tiễn rất phong phú và cao hơn nhiều. Ví dụ như nguồn lực phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh từ phía nhà nước thông qua miễn, giảm thuế phải sâu hơn nữa. Song, nếu không cẩn trọng thì chính sách hỗ trợ đó sẽ tác động đến thu ngân sách.

Đây là bài toán căn cơ, một mặt hỗ trợ được cho nền kinh tế thông qua sản xuất kinh doanh, mặt khác lại đảm bảo cho thu chi cân đối trong dự toán, không sụt giảm quá mức, do đó Chính phủ và Bộ Tài chính đã rất linh hoạt trong điều hành.

Kích hoạt vào sản xuất, tiêu dùng

PV: Theo ông, liệu có nên nới lỏng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay hay không?

ĐBQH Lê Thanh Vân: Tiềm lực thực sự của chúng ra về ngân sách không lớn, quy mô nhỏ hơn so với nhiều quốc gia khác. Tương tự như vậy, nếu so sánh các chính sách hỗ trợ của họ thì rất lớn. Trong khi chúng ta còn đang gặp khó khăn trong cân đối ngân sách, thì dịch bệnh tàn phá, áp lực chi rất lớn.

Thu thì giảm, chi lại tăng, vậy câu hỏi đặt ra là chính sách tài khóa nên điều hành như thế nào? Nếu tiếp tục hỗ trợ thông qua giảm thuế, phí, thì nguồn thu sụt giảm. Nguồn thu giảm, đòi hỏi tăng chi, không chỉ cho đầu tư công, chi thường xuyên cũng tăng, như vậy quá áp lực đối với ngành Tài chính nói riêng, Chính phủ nói chung và với Quốc hội nữa. Câu chuyện đặt ra là, nếu tiếp tục nới lỏng chính sách tài khóa bằng cách giảm sâu và lâu các khoản thuế, phí, sẽ tác động mạnh đến nguồn thu.

Do đó, theo tôi, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có nới lỏng, nguồn lực xã hội giảm đi, nhu cầu tăng vốn cho đầu tư công cao, thì không thể thắt chặt quá mức, nhưng nới lỏng quá, cũng không được. Do đó phải điều hành tỉnh táo, nới lỏng có kiểm soát. Ví dụ cơ thể con người qua cơn bạo bệnh, đang yếu cần bồi dưỡng, phục hồi thì phải có phác đồ khoa học, nền kinh tế cũng vậy. Nới lỏng là xuất tiền mua thuốc, cứu dưỡng, phục hồi, mua thuốc hợp lý để phục hồi dần.

Nền kinh tế cũng vậy, tác động vào đâu, bơm vốn ra ngoài như thế nào, tôi cho rằng, cần kích hoạt vào các ngành sản xuất ra hàng hóa, tạo giá trị lưu thông, kích hoạt tiêu dùng. Chỉ có nới lỏng, kích hoạt vào các ngành then chốt của nền kinh tế mới mong phục hồi và phát triển.

Trong điều hành chính sách tài khóa, không chỉ thận trọng trong điều chỉnh miễn giảm mà còn phải tính đến điều chỉnh, miễn giảm cho đối tượng nào, giúp họ thực sự có năng lực khôi phục sản xuất kinh doanh, cùng với các thành phần kinh tế khác mới nâng thể trạng nền kinh tế lên được. Đồng thời, chúng ta phải tính toán độ trễ của chính sách. Chính sách tài khóa tiền tệ kết hợp hài hòa, một bên bơm tiền có kiểm soát, một bên nới lỏng các giải pháp thuế phí có kiểm soát, độ trễ là phải vài ba tháng, lúc đó, mới có khả năng tăng thu về cho ngân sách.

Với chính sách thuế, đôi khi thực hiện miễn giảm thuế lại kích thích tiêu dùng, số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp về ngân sách lại tăng. Đó là bài toán ngành Tài chính cần tính toán kỹ, nghĩa là các chính sách thích ứng với biến đổi trong đại dịch.

Siết chặt chi tiêu công, khuyến khích chi tiêu tư

PV:Trở lại câu chuyện chi tiêu ngân sách, theo như ông nói, áp lực chi đối với ngành Tài chính là rất lớn, vậy làm thế nào để chi tiêu hiệu quả, cắt giảm, siết giảm các khoản chi mà không ảnh hưởng tới các nhiệm vụ đề ra?

ĐBQH Lê Thanh Vân:Áp lực của ngành Tài chính đó là phải chi cho hỗ trợ phục hồi sản xuất, chi kích cầu và chi an sinh xã hội.

Nguồn lực đó đã và đang được hỗ trợ, nhưng tác động của đại dịch tiếp tục đặt ra vấn đề chúng ta phải chi nữa. Vậy ưu tiên chi khoản nào trước, theo tôi, an sinh xã hội, phải ưu tiên các đối tượng dễ tổn thương, yếu thế, tiếp cận hỗ trợ của Nhà nước nhanh nhất, trực tiếp nhất. Đối với gói kích cầu, chủ yếu là sinh hoạt và tiêu dùng. Kinh nghiệm các nước “khỏe” thì kích cầu tiêu dùng chính phủ, kích cầu tiêu dùng xã hội. Nhưng đối với nước ta, giữa chi tiêu công và chi tiêu tư cân nhắc kỹ.

Theo tôi, chúng ta nên thực hiện siết chặt chi tiêu công và khuyến khích chi tiêu tư. Bên cạnh việc thực hiện hạ lãi suất cho vay và miễn giảm thuế, phí, kích thích tiêu dùng, cho thị trường sôi động lên ở nhiều lĩnh vực, từ đó kinh tế mới sống động lại. Cùng với đó, chúng ta cần thực hiện siết giảm chi tiêu công: cắt giảm mạnh các khoản chi không cần thiết như hội họp, đi công tác nước ngoài, mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại dùng chung trong lúc này phải “thắt lưng buộc bụng”. Chính phủ và cơ quan nhà nước phải gương mẫu thực hiện.

Hôm qua tôi mới đọc một dự án luật tăng cường tổ chức thiết chế, mà không tính đến ngân sách. Điều đó là sai với quy định tại Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước, các chính sách ban hành mới phải phù hợp với năng lực tài chính của quốc gia. Quy mô của nền kinh tế năm 2021 theo nghị quyết Quốc hội thông qua, thu ngân sách là hơn 1,3 triệu tỷ đồng, chi ngân sách là khoảng 1,6 triệu tỷ đồng, bội chi khoảng 4% GDP. Chúng ta đang dự toán theo kịch bản đó, nếu dự án luật mới như tôi nói ở trên mà được thực hiện, tăng chi thêm thì vá trần.

Rõ ràng chúng ta phải siết chặt trong điều kiện ngân sách khó khăn. Cùng với đó, Chính phủ cần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chỉ tập trung đầu tư các công trình dự án thực sự cấp bách, có sức lan tỏa. Bài học kinh nghiệm cho thấy có 3 nguyên nhân chính làm giải ngân vốn đầu tư công chậm trễ, đó là: năng lực giải ngân của cơ quan có trách nhiệm kém, phân bổ vốn từ cuối năm nay đến năm sau chưa xong; năng lực của cơ quan tổ chức xây dựng dự án; năng lực tổ chức thực hiện.

Phải tháo gỡ được điểm nghẽn này, bên cạnh các giải pháp tổng thể về thu - chi ngân sách, tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phục hồi sau khi đại dịch được kiểm soát.

PV:Xin cảm ơn ông!

Siết chặt chi tiêu công và khuyến khích chi tiêu tư

Theo đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, chúng ta nên thực hiện siết chặt chi tiêu công và khuyến khích chi tiêu tư. Bên cạnh việc thực hiện hạ lãi suất cho vay và miễn giảm thuế, phí, kích thích tiêu dùng, cho thị trường sôi động lên ở nhiều lĩnh vực, từ đó kinh tế mới sống động lại. Cùng với đó, thực hiện siết giảm chi tiêu công: cắt giảm mạnh các khoản chi không cần thiết như hội họp, đi công tác nước ngoài, mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại dùng chung trong lúc này phải “thắt lưng buộc bụng”. Chính phủ và cơ quan nhà nước phải gương mẫu thực hiện.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap