【kết quả bóng đá c3 châu âu】Không có sách giáo khoa, học sinh của Anh và Úc học thế nào?

Chủ trương “một chương trình – nhiều bộ sách giáo khoa” đã được triển khai ở Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục nước nhà,ôngcósáchgiáokhoahọcsinhcủaAnhvàÚchọcthếnàkết quả bóng đá c3 châu âu cùng một lúc có tới 5 bộ sách giáo khoa phục vụ cho một chương trình giáo dục tổng thể, chứ không phải chỉ một bộ sách thống nhất như trước đây. Những ý kiến phản hồi và tranh cãi về chất lượng và nội dung của các bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 1 đang làm nóng công luận trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, nếu nhìn sang các quốc gia khác như Anh hay Úc thì họ thậm chí chẳng có bất kì một cuốn sách giáo khoa tiếng Anh nào cho học sinh tiểu học cả. Vậy học sinh học bằng gì và giáo viên lấy gì để dạy?

Anh: Các gói ngữ liệu tiếng Anh linh hoạt

Nước Anh chỉ phát triển Chương trình giáo dục quốc gia (National Curriculum), chứ không có sách giáo khoa cụ thể. Tuy nhiên, họ tập trung phát triển một hệ thống sách bổ trợ cho môn tiếng Anh tiểu học.

Đây là một quá trình được xã hội hóa toàn bộ, trong đó, phải kể đến vai trò đi đầu của các hãng truyền thông, các tổ chức giáo dục và cá nhà xuất bản trên khắp nước Anh. Họ đã thiết lập được nhiều hệ thống sách khác nhau được sử dụng làm ngữ liệu cho chương trình giảng dạy môn tiếng Anh.

Đây thực sự là một công trình khoa học đúng nghĩa. Thứ nhất, công trình này rất được sắp xếp một cách có hệ thống, đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều loại học sinh khác nhau, nhiều trình độ khác nhau. Thứ hai, đây là một hệ thống sách truyện đồ sộ và rất đa dạng, giúp cho học sinh có thể thoải mái chọn lựa. Thứ ba, đây là hệ thống tích hợp rất hoàn chỉnh, bao gồm nhiều các dạng thức ngữ liệu khác nhau nhằm củng cố và bổ trợ cho các yêu cầu cần đạt nhất định.

Xin lấy một ví dụ từ tổ chức Hamilton, một tổ chức giáo dục chuyên thiết kế và cung cấp ngữ liệu cho giáo viên tiểu học. Tổ chức này đã xây dựng được một hệ thống ngữ liệu hoàn chỉnh dựa trên các yêu cầu cần đạt của chương trình tiểu học Anh quốc. Ngữ liệu được thiết kế khá đa dạng, và tồn tại ở hai dạng thức: Cố định theo từng tuần hoặc gói ngữ liệu linh hoạt.

Hiện tại, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 mà tổ chức này lại giới thiệu thêm một gói ngữ liệu được gọi là "gói ngữ liệu học tại nhà" nhằm phục vụ cho giáo viên và học sinh. Trong mỗi gói, ngữ liệu được phân ra thành các thể loại ngữ truyện đọc (fiction), văn bản thông tin (information texts), thơ (poetry). Mỗi một thể loại được "đóng gói" theo từng 5 đơn vị học trình.

Sau khi học hết 5 đơn vị học trình đó, giáo viên và học sinh có thể chuyển tiếp sang một gói ngữ liệu khác. Một gói ngữ liệu 5 đơn vị học trình lại được phân chia nhỏ theo các chủ đề, chủ điểm khác nhau và sẽ có hàng loạt các dạng ngữ liệu tương ứng.

Chẳng hạn, đơn vị học trình 1 của Thơ dân gian học ở lớp 1 sẽ giới thiệu cho học sinh về vần, thơ và bài hát. Trong bốn ngày học, học sinh sẽ được giảng dạy xen lẫn với các hoạt động bổ trợ. Gói ngữ liệu của đơn vị học trình 1 này gồm các bài thơ sau:

Here’s the Lady’s Knives and Forks

Grandmas Glasses

Two Little Dicky Birds

Here’s the Church and Here’s the Steeple

Foxy’s Hole Traditional

Arabian Nights (truyện của tác giả Tony Mitton)

A Sailor Went to Sea Sea Sea

Row Row Row Your Boat

Trong số này, hai bài thơ cuối cùng đã được phổ nhạc và từ lâu đã trở thành những bài hát quen thuộc đối với trẻ em. Trong gói ngữ liệu, người ta đã cung cấp đường link tới trang web của BBC, kênh truyền thông nổi tiếng của Anh đã phối hợp để biên soạn các ngữ liệu của chương trình tiểu học.

Lời thơ của các ngữ liệu này thường là khá đơn giản và có nhiều điểm, từ ngữ lặp lại, có vần, và đồng âm nhằm giúp cho học sinh ghi nhớ được cách đọc và viết của các từ ngữ đó. Chẳng hạn như bài thơ (bài hát) "A Sailor Went to Sea Sea Sea":

A sailor went to sea, sea, sea,

To see what he could see, see, see.

But all that he could see, see, see,

Was the bottom of the deep blue sea, sea, sea.

Một chương trình không có sách giáo khoa như vậy đồng nghĩa với việc nhà trường và giáo viên có thể hoàn toàn tự do được lựa chọn các ngữ liệu cho mình miễn là nó phù hợp và bổ trợ cho các yêu cầu cần đạt của chương trình tiểu học.

Các cơ quan quản lí giáo dục tầm quốc gia không can thiệp vào việc này. Nói cách khác, chương trình giáo dục môn tiếng Anh của Anh đưa ra hệ thống ngữ liệu mở. Căn cứ vào độ tuổi, yêu cầu cần đạt mà học sinh, giáo viên có thể lựa chọn các ngữ liệu từ thư viện, hệ thống tài liệu tham khảo sao cho học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình giáo dục môn học đạt ra.

Úc – đa dạng hóa tối đa ngữ liệu giảng dạy

Tương tự như Anh, Úc không có sách giáo khoa. Kể từ khi Chương trình giáo dục quốc gia được ban hành, Úc đã dần xây dựng và hoàn thiện một hệ thống sách tham khảo, bổ trợ rất công phu. Hệ thống sách này được xây dựng bởi sự tư vấn của nhiều chuyên gia giáo dục.

Đây là một công trình đồ sộ, có hệ thống, rất hữu ích và tiện lợi. Hệ thống sách tham khảo này gồm hàng nghìn cuốn sách truyện thuộc đủ các thể loại và chủ đề, từ văn học, lịch sử đến khoa học, thiên nhiên, môi trường.

Có 30 cấp độ đọc từ dễ đến khó. Ở mỗi một cấp độ, mỗi lớp học, học sinh có thể thoải mái lựa chọn cho riêng mình các đầu sách phù hợp và được ưa thích. Trong mỗi lớp học đều có những giá sách lớn giúp học sinh tự lựa chọn tài liệu học tập theo năng lực thực tế của mình. Học sinh học hết lớp 1 không nhất thiết phải hoàn thành xong 30 cấp độ này. Hệ thống sách này chính là một biểu hiện của mô hình giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực vì nó góp phần phân hóa học sinh theo năng lực cụ thể của từng em.

Không chỉ có hệ thống sách tham khảo, học sinh tiểu học các lớp đầu cấp còn hệ thống bài hát được thiết kế riêng để hỗ trợ cho việc học âm và chữ của các em. Những giai điệu hấp dẫn, đơn giản và vô cùng thân thuộc đã giúp trẻ dễ dàng nắm vững các vấn đề tưởng chừng như vô cùng phức tạp của ngôn ngữ.

Chẳng hạn, việc dạy âm thông qua chương trình Jolly Phonicsvới các bài hát dễ thương, dễ hiểu và có thể dễ dàng tiếp cận trên mạng Internet. Đó là những giai điệu từ các bài hát quen thuộc với thiếu nhi nhưng được thay lời mới để phục vụ cho việc học âm. Ví dụ, âm/k/sẽ được dạy theo giai điệu của bài hát She’ll be coming round the mountainvới lời như sau:

Kites are flying in the sky

Kites are flying in the sky

Kites are flying in the sky ...

flying in the sky ...

kites are flying in the sky

Khi hát, các em giơ tay lên cao, làm động tác như đang thả diều. Từ đó, các em sẽ nắm được các từ có âm "cờ" /k/như kites, sky... đồng thời nắm được cách phát âm của âm /k/.

Chương trình giáo dục tiếng mẹ đẻ của Úc khá cập nhật với những biến đổi nhanh chóng của thế giới hiện tại. Bên cạnh bốn phương thức truyền thống là nghe, nói, đọc, viết, các nhà giáo dục Úc đã giới thiệu hai phương thức mới là “xem” (viewing) và “sáng tạo” (creating). Xem và sáng tạo là hướng đến việc tiếp nhận cũng như tạo lập các văn bản đa phương thức (multimodal texts) như tranh ảnh, sách ảnh, video, clip trực tuyến, thậm chí các điệu nhảy, buổi trình diễn... Những văn bản này được nhìn nhận là tạo ra các ý nghĩa khác nhau và hỗ trợ đắc lực cho việc học tiếng mẹ đẻ.

Trong xu thế phát triển chung của thời đại 4.0, các nhà giáo dục của Úc tiếp tục phát triển và đưa vào học đường khá nhiều ứng dụng chạy trên các nền tảng Android và iOS giúp học sinh, giáo viên và cả phụ huynh có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc dạy và học.

Mặt khác, các hãng truyền thông lớn của Úc như SBS cũng tham gia vào thị trường giáo dục bằng cách cung cấp những nguồn ngữ liệu chính thức cho hệ thống các trường công và tư trong các tiểu bang.

Không những thế, các nhà trường của Úc cũng được quyền sử dụng các ngữ liệu của nước ngoài, đặc biệt là từ Anh và Mỹ.

Chẳng hạn, một số trường tư tại Úc đang sử dụng ngữ liệu dạy học từ tổ chức Khan Academy của Hoa Kì.

Ngoài ra, cũng phải kể đến sự sáng tạo và chủ động của từng giáo viên trong việc lựa chọn cũng như thiết kế ngữ liệu và bài giảng. Giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học ở Úc hoàn toàn không bị giới hạn hay gò bò vào một bộ sách cố định mà phải chủ động xây dựng nội dung dạy dựa trên Chương trình giáo dục và hệ thống các nguồn tư liệu bổ trợ có sẵn và ngày càng phong phú.

TS Nguyễn Thế Dương(Tổ chức “Yêu tiếng Việt”, Australia)

Giáo viên bỡ ngỡ trong lần đầu tiên được chọn sách giáo khoa

Giáo viên bỡ ngỡ trong lần đầu tiên được chọn sách giáo khoa

Nhiều giáo viên kể cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp khi lần đầu tiên trong đời được tham gia vào việc chọn sách giáo khoa.