【trận đấu sporting gặp atalanta】Cần Thơ dẫn đầu trong dạy nghề cho lao động nông thôn

đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lao động nông thôn ở Cần Thơ học nghề mây tre đan.

Nhiều lớp dạy nghề cho hiệu quả cao

Điển hình trong các lớp đào tạo nghề là lớp nghề điện được tổ chức tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện Cờ Đỏ,ầnThơdẫnđầutrongdạynghềcholaođộngnôngthôtrận đấu sporting gặp atalanta nhiều năm qua đã giúp nhiều lao động nông thôn sau học nghề có việc làm, thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Năm 2017, anh Nguyễn Trọng Đài (ấp Thạnh Hưng 2, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ) được tham gia học lớp nghề điện. Chỉ sau 1 năm đi làm thuê, tới nay tay nghề anh Đài đã được nâng cao. Chính bởi vậy, vào giữa năm 2019 vừa qua anh đã mạnh dạn vay vốn mở được tiệm sửa điện gia dụng tại nhà.

Anh Đài cho biết: “Nhà tôi có 6 công đất ruộng. Trước đây, tôi chỉ ở nhà làm ruộng, thu nhập không cao. Vì nhiều thời gian nhàn rỗi, tôi tham gia học lớp nghề điện. Sau khóa học, tôi đã mạnh dạn mở tiệm sửa điện gia dụng tại nhà”. Theo anh Đài, ở vùng nông thôn, nhu cầu sửa điện gia dụng khá cao, đa phần là sửa chữa quạt gió, bóng đèn, lắp đặt đường dây điện đơn giản. Hàng tháng, anh Đài có thu nhập hơn 4 triệu đồng từ tiệm sửa điện gia dụng tại nhà. Bên cạnh đó, anh còn đi làm cho cơ sở gần nhà, với tiền lương 6 triệu đồng/tháng.

Tại huyện Cờ Đỏ, ngoài đào tạo nghề điện dân dụng, qua chương trình đào tạo nghề kỹ thuật trồng lúa giống, nhiều lao động nông thôn đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa giống. Tiêu biểu là trường hợp của hộ nông dân Phương Tuấn Tiền (ấp Thạnh Lợi, xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ).

Với mô hình trồng lúa giống chủ lực Nàng Hoa, ông Tiền được công nhận là nông dân sản xuất giỏi với thu nhập trên 500 triệu đồng/năm. Ông Tiền chia sẻ: “Gia đình có 4ha ruộng, hơn chục năm qua, tôi đã trồng lúa giống. Vừa qua, tôi tham gia lớp nghề kỹ thuật trồng lúa giống và học được rất nhiều điều bổ ích như: cách nhìn nhận giống, áp dụng quy trình “1 phải, 5 giảm”, “3 giảm, 3 tăng”… và ứng dụng vào canh tác đạt hiệu quả hơn”.

Ông Châu Hồng Thái - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP. Cần Thơ cho biết, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP. Cần Thơ đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức toàn xã hội về tầm quan trọng của học nghề, việc làm đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; xây dựng và duy trì các mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.

Hiện mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được củng cố, phát triển; huy động cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, thợ lành nghề tham gia đề án đào tạo nghề. Cùng với nâng chất lượng, đa dạng hình thức và phương pháp đào tạo gắn với nhu cầu người học, doanh nghiệp, thành phố xây dựng nhiều mô hình dạy nghề hiệu quả, phù hợp, tạo việc làm bền vững cho lao động.

Góp phần giảm nghèo bền vững

Theo ông Châu Hồng Thái - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ, thời gian qua, thành phố xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, huy động cả hệ thống chính trị tham gia nhằm tái cơ cấu nông nghiệp nông thôn, giúp lao động nông thôn nâng cao kiến thức, kỹ năng, tăng năng suất lao động, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Các ban, ngành, đoàn thể có sự phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động thông tin, tuyên truyền chính sách, tư vấn học nghề. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều chỉnh, bổ sung chương trình, giáo trình, linh động mở nhiều lớp đào tạo tại các xã vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận tiện để người dân học nghề. Chỉ tiêu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm tăng thêm về số lượng, chất lượng từng bước được nâng lên, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nâng lên đã giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững, nhiều lao động có cơ hội chuyển đổi ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Ông Đào Minh Lợi - Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cần Thơ cho biết, năm 2019, Cần Thơ đã dạy nghề cho 5.520 người, trong đó dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 5.520 người. Giải quyết việc làm cho 3.149 người (chiếm 80,5% trong tổng số lao động được hỗ trợ dạy nghề). Tổng nguồn kinh phí đầu tư dạy nghề là 12 tỷ đồng, được trích từ ngân sách địa phương.

Để triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2020, Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ đã tổ chức khảo sát, rà soát, cập nhật thông tin nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp. Đồng thời, thành phố tập trung xây dựng mô hình điểm để chỉ đạo, rút kinh nghiệm trong xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đặc biệt nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả.

Theo đó, TP. Cần Thơ tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án đầu tư lớn và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để chuyển đổi nghề./.

Bài và ảnh: Hà Anh - Bùi Tư