【nhan dinh aegoal】AmCham: Đại dịch không làm giảm vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng

  发布时间:2025-01-10 08:04:18   作者:玩站小弟   我要评论
Đây là lời khẳng định của Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) - ông Adam Si nhan dinh aegoal。

Đây là lời khẳng định của Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) - ông Adam Sitkoff - trong buổi trả lời phỏng vấn với chuyên trang tài chính Bloomberg về những thách thực mà doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam đang phải đối mặt và những vấn đề về chuỗi cung ứng.

Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 lần thứ 4,ĐạidịchkhônglàmgiảmvaitròcủaViệtNamtrongchuỗicungứnhan dinh aegoal ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất và xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng có vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu, đặc biệt là các mặt hàng như quần áo, chíp máy tính và ô tô. Tuy nhiên, điều này sẽ không làm ảnh hưởng tới vai trò ngày càng được nâng cao của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Ngay cả khi chuỗi cung ứng gặp khó khăn và nhiều nhà máy phải đóng cửa, xét về khía cạnh kinh tế, Việt Nam vẫn đang làm rất tốt và ngày càng trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt có tác động lớn đến tiêu dùng ở Mỹ” - ông Adam Sitkoff nhận xét.

AmCham: Đại dịch không làm giảm vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng

Ông Sitkoff cho biết, mặc dù dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng Việt Nam tiếp tục là một điểm đến thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp Mỹ. Ông dẫn chứng Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP hàng đầu châu Á vào năm ngoái, đạt 2,9%.

"Chúng tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp hơn nữa. Tuy nhiên Covid-19 gây nhiều cản trở. Rất khó để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư qua các nền tảng online như Zoom. Việc chuyển dịch chuỗi cung ứng cũng không phải là điều đơn giản. Tôi làm việc với rất nhiều doanh nghiệp, và tôi chưa từng thấy ai cười tươi và thông báo rằng họ phải chuyển dịch chuỗi cung ứng của mình sang nơi khác" - đại diện AmCham cho biết.

Hiện tại, Mỹ đang có nhiều doanh nghiệp đa ngành nghề hoạt động tại Việt Nam, tuy nhiên hiện phần lớn đã phải tạm thời đóng cửa, hoặc nếu không thì hoạt động cũng giảm đi đáng kể. Đại diện AmCham cho biết, cơ quan này đang hướng tới chính sách đảm bảo dịch bệnh “ít gây gián đoạn nhất có thể”, đặc biệt là khi mùa lễ cuối năm đang đến gần.

Ông Sitkoff thừa nhận các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam đang gặp khá nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp buộc phải sa thải lao động, nhiều nhà máy đình trệ sản xuất, còn các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động thì đang phải chịu thêm chi phí rất cao và trong điều kiện rất khó khăn.

Khảo sát các thành viên của AmCham cho thấy, 90% rất lo ngại về tác động kinh tế của Covid-19, 65% nói rằng đợt bùng phát hiện tại đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình và hơn 1/4 số doanh nghiệp cho biết các biện pháp chống dịch có thể gây thiệt hại hoặc dừng kinh doanh nếu tiếp tục đến tháng 10. Theo đại diện của AmCham, có những doanh nghiệp phải mất chi phí gấp 3 lần để có được 50% người lao động làm việc. Điều này “gây ra gánh nặng cho chuỗi cung ứng” - ông nhận xét.

"Đây là giai đoạn đầy thử thách. Tôi chưa bao giờ chứng kiến sự gián đoạn như vậy trong thương mại quốc tế. Tôi thấy rằng doanh nghiệp bắt đầu lựa chọn vận chuyển bằng đường hàng không, thay vì dùng container và vận chuyển bằng đường biển vì chi phí rẻ hơn và cũng tiết kiệm thời gian hơn. Đây là những điều chưa từng xảy ra trong quá khứ” - ông bày tỏ.

Trong một báo cáo công bố ngày 7/9 của Australia & New Zealand Banking Group - một tập đoàn tài chính toàn cầu, các nhà phân tích cũng khẳng định mặc dù phải đối mặt với những khó khăn trước mắt, Việt Nam vẫn có triển vọng trong dài hạn.

“Đại dịch không làm thay đổi sức hấp dẫn của đất nước này với tư cách là một trung tâm sản xuất. Ngoài ra còn có nhiều dư địa để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế hơn nữa” – Báo cáo này viết. Tuy nhiên, tác giả của bài phân tích Dhiraj Nim và Khoon Goh cảnh báo có thể hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới. Báo cáo trước đó dự đoán năm 2021, Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,2%.

Theo Công ty Dịch vụ doanh nghiệp Toàn cầu (GBS) - một doanh nghiệp tư vấn đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao vị trí lý tưởng của Việt Nam trong chiến lược đầu tư, kinh doanh. Với vị trí chiến lược trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam có chung đường biên giới với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - Trung Quốc, gần với các tuyến vận tải biển quốc tế và các thị trường lớn ở châu Á, có đường bờ biển dài và có hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam cũng được biết đến là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở trên thế giới. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới bị suy thoái kinh tế do đại dịch, 8 tháng đầu năm 2021, đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam vẫn đạt 19,12 tỷ USD.

相关文章

最新评论