Chúng tôi đến gặp đôi vợ chồng già này khi màn đêm đã giăng kín mọi phố phường của thủ đô Hà Nội. Người chồng đang móm mém nhai miếng trái cây những người dân tốt bụng xung quanh biếu,ợchồnggiàsốngcơcựcởgầmcầuHàNộtop 12 nha cai uy tin mắt đờ đẫn nhìn dòng người hối hả ngược xuôi trở về tổ ấm. Còn người vợ mắt lim dim, nằm bất động đã nhiều ngày qua.
Những người dân sống xung quanh cho biết, mấy ngày nay mới nhìn thấy hai vợ chồng già này trú ngụ ở gầm cầu vượt Giải Phóng; một người ngồi đó, một người nằm đó, cứ thế lặng lẽ qua ngày. Không ít người dân vì tò mò cũng ra hỏi han cảnh ngộ rồi người cho gói kẹo, gói bánh, người cho chút hoa quả, người cho chiếc áo bông; thế nên, ông cụ đã ngoài 80 tuổi ấy mới vui vẻ bảo rằng: “Ở đây ăn uống chẳng thiếu gì cả.”
"Bữa tối" của ông cụ 81 tuổi do người dân xung quanh biếu tặng.
Ông cụ cho biết mình tên là Chu Quang Hậu - sinh năm 1933, đã từng phục vụ trong kháng chiến và vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất.
14 năm trước, ông cũng có một gia đình êm ấm với vợ và 10 người con ở thị xã Sơn Tây. Sau khi người vợ qua đời, các con cũng khôn lớn, ông bán đất chia đều cho từng đứa, không ai thiệt, ai hơn, rồi số phận run rủi ông gặp người phụ nữ tên là Nguyễn Thị Hợp, kém ông gần 30 tuổi.
Ông Hậu kể rằng, bà Hợp trước bị gia đình nhà chồng hắt hủi, vất vả làm lụng nuôi con một mình, rồi người con cũng lâm bệnh trọng mà qua đời, còn mình bà thui thủi. Ông bà đến với nhau bằng tình thương, sự cảm thông, chia sẻ nhưng con cái ông nhất quyết không đồng ý và bảo ông lấy bà thì phải tự chịu trách nhiệm.
Kể từ đó, đến nay đã 14 năm trôi qua, đôi vợ chồng già rời xa mảnh đất chôn nhau cắt rốn, lang thang phiêu bạt, khi Hà Nội, lúc Hòa Bình, chồng nay nhặt rác, khi làm mướn, vợ đi kiếm củi bán hoặc hái rau thuê, cứ thế cùng nhau qua ngày đoạn tháng.
Nhưng hoàn cảnh càng trớ trêu khi chân bà Hợp bị sưng tấy và đau nặng, không đi lại được, cũng không thể làm việc gì hơn 1 năm nay. Ông Hậu cũng vì phải trông nom, chăm sóc vợ đau yếu nên không đi nhặt rác, làm thuê nữa.
Ông đưa bà lên Hà Nội từ hôm 24 tháng chạp, trú ngụ ở đoạn gần cầu Pháp Vân, được mấy người bảo vệ ở đó giúp đỡ, cho ăn cho uống và mua thuốc cho bà uống nên chân đã đỡ sưng tấy.
Người vợ đau yếu nằm bất động giữa đống đồ ngổn ngang dưới gầm cầu vượt Giải Phóng.
“Ăn tết” ở đó xong, hai ông bà lại đưa nhau lên gầm cầu vượt Giải Phóng này từ ngày mùng 4 tháng giêng và dự định “an cư” ở đây đến khi nào chân bà lành lại.
Ông Hậu bảo: “Nhiều người khuyên tôi bỏ bà ấy, nhưng không bao giờ tôi làm thế. Sống một ngày cũng nên nghĩa vợ chồng, sống phải có đạo đức. Tôi hầu bà ấy suốt đời, không bao giờ ước mơ mình lấy người khác mà bỏ bà ấy khổ sở”.
Nói rồi ông lấy chiếc áo khoác mới được người dân sống xung quanh cho, đắp cho người vợ gương mặt hốc hác, lấm lem, nằm bất động. Ông Hậu tiếp: “Tôi không dám nhờ gì xã hội nhiều hơn, chỉ mong các bác giúp đỡ cho bà ấy khỏi cái chân là tôi sướng rồi. Nguyện vọng cuối cùng của tôi là các bác giúp đỡ cho bà ấy vào bệnh viện để tôi hầu bà ấy suốt đời”.
Trời về khuya mỗi lúc một lạnh hơn. Cả chiếc cầu rộng lớn cũng không che được màn mưa xuân lưa thưa, thi thoảng vẫn hắt vào chỗ đôi vợ chồng già đang co ro trong gió lạnh.
Người qua đường vẫn hối hả ngược xuôi, còn đôi vợ chồng lang thang ấy cũng không thiết tìm cho mình một nơi gọi là “tổ ấm” nữa. Với họ, niềm hạnh phúc giản đơn là được khỏe mạnh để cùng nhau lang thang đến cùng trời.
Những ai đi qua cầu vượt Giải Phóng, Ngã Tư Vọng hãy nán lại và lắng nghe ước nguyện bình dị của đôi vợ chồng già nghèo khó. Mỗi người dù chỉ một sự quan tâm, đóng góp nhỏ bé thôi sẽ giúp người vợ qua cơn bệnh tật và cụ ông gần đất xa trời sẽ hoàn thành nguyện vọng cuối cùng của cuộc đời.
Theo Lao động