Ngành dệt may: Nâng cao năng suất,ệpdệtmaytìmcơhộitạithịtrườngMỹsoi kèo giải nhà nghề mỹ hóa giải sức ép chi phí nhân công Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn” |
Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, Hiệp hội Dệt may Việt Nam với tư cách là đơn vị chủ trì đã tổ chức đoàn công tác tham dự Hội chợ Sourcing at Magic 2024 tại Las Vegas, Mỹ kết hợp khảo sát, đánh giá thị trường. Hội chợ sẽ kết thúc vào ngày 29/8/2024.
Bắt đầu từ năm 2017, với mục tiêu củng cố, quảng bá nhiều hơn với thị trường Mỹ, thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đầu tư xây dựng gian hàng Việt Nam có thiết kế riêng mang đậm bản sắc Việt, có tính nhận diện cao, với các chi tiết được cách điệu như cổng gỗ, trang trí nổi bật với biển tên Việt Nam, thể hiện sự đổi mới cũng như tiềm năng ngành dệt may Việt Nam. Khu gian hàng Việt Nam năm nay đã được bố trí ở vị trí nổi bật, rất gần sân khấu chính, nằm trên đường chính với tổng số 16 gian hàng.
Đoàn doanh nghiệp Việt Nam và Thương vụ Việt Nam tại Mỹ tại Hội chợ Sourcing at Magic 2024. Ảnh: Vitas |
Khu gian hàng Việt Nam với các chủng loại mặt hàng phong phú, chất liệu mẫu mã đáp ứng xu hướng thị trường, trang trí gian hàng bắt mắt đã thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng đến thăm, làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tính riêng ngày làm việc đầu tiên sau ngày set up gian hàng, lượng khách tới thăm các gian hàng Việt Nam đã lên tới gần 200 lượt. Trung bình mỗi doanh nghiệp gặp gỡ được hơn 10 khách hàng trong ngày.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp tham dự gian hàng, Hội chợ Sourcing at Magic năm 2024, Việt Nam có vị trí đẹp hơn năm trước, được thiết kế nổi bật, thu hút đông đảo lượng khách tới tham quan. Khách hàng tới thăm khu gian hàng của Việt Nam có chất lượng, một vài doanh nghiệp đã được khách hàng đặt hàng làm mẫu. Các doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, tuy không có gian hàng nhưng cũng mang theo sản phẩm của công ty mình để chào mời, giới thiệu về sản phẩm của công ty mình. Đây thực sự là những tín hiệu hết sức đáng mừng cho doanh nghiệp.
Mỹ là thị trường xuất khẩu truyền thống và chiếm kim ngạch lớn của dệt may Việt Nam. 6 tháng đầu năm Mỹ nhập khẩu 7,2 tỷ USD trị giá hàng dệt may của Việt Nam. Mặt hàng này của Việt Nam chiếm 7,2% thị phần tại Mỹ và chỉ đứng sau Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với nhiều quy định mới và khó việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ ngày một khó, nhất là với việc kiểm soát chuỗi cung ứng. Dẫn thông tin từ Bộ An ninh Nội địa Mỹ, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, các báo cáo của ngành may mặc chỉ ra rằng hơn 95% các công ty dệt may Mỹ đã tích cực tăng cường nỗ lực thẩm định chuỗi cung ứng của họ bằng việc sử dụng công nghệ và các công cụ xác minh.
Với kế hoạch thực thi dệt may mới, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đang mở rộng các nỗ lực thực thi nhằm giải quyết rủi ro bông có nguồn gốc từ Khu tự trị Tân Cương trong các lô hàng ở mức tối thiểu và để bảo vệ khoản đầu tư của ngành dệt may vào chuỗi cung ứng sạch theo hiệp định thương mại tự do.
Do Bộ An ninh Nội địa Mỹ tập trung vào việc thực thi trên các sản phẩm may mặc và bông, các nhà nhập khẩu đã chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro. Khu tự trị Tân Cương sản xuất 10% polyvinyl clorua trên thế giới, phần lớn được sử dụng để sản xuất ván sàn vinyl.
Nhập khẩu sản phẩm polyvinyl clorua của Mỹ đã giảm 48% trong 12 tháng qua do các nhà nhập khẩu chuyển hướng khỏi các nhà cung cấp sử dụng polyvinyl clorua có nguồn gốc từ Khu tự trị Tân Cương trong một số sản phẩm ván sàn. Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết, các báo cáo của ngành thừa nhận những sự dịch chuyển này khỏi chuỗi cung ứng của Trung Quốc và đã mở rộng năng lực sản xuất ván sàn và ở Mỹ, Mexico, Ấn Độ và Việt Nam.