【du doan c1】Cần giảm bớt quy định đặc thù cho doanh nghiệp nhà nước
Nhà cái uy tín
2025-01-25 11:26:13
0
Báo cáo ROSC được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2015 đến 2017,ầngiảmbớtquyđịnhđặcthùchodoanhnghiệpnhànướdu doan c1 dưới sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính, WB và các bên có liên quan. Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai dự và phát biểu kết luận hội nghị.
Phát biểu tại hội thảo, ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam nhận định, gần 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) phù hợp với thông lệ quốc tế, với việc đã ban hành và triển khai áp dụng Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng báo cáo tài chính (BCTC) của các đơn vị có lợi ích công chúng tại Việt Nam hiện chưa nhất quán với các thông lệ quốc tế tốt nhất. Điều này dẫn tới các BCTC được lập khó so sánh với BCTC của các quốc gia khác.
Trình bày các khuyến nghị với Việt Nam, ông Christopher Fabling - chuyên gia Quản lý tài chính cao cấp của WB cho rằng, về khuôn khổ pháp lý, Luật Kế toán và Luật Kiểm toán độc lập nên ngắn gọn hơn nữa. Luật Kế toán 2015 đã có những tiến bộ vượt xa so với Luật Kế toán 2003. Tuy nhiên, cả Luật Kế toán và Luật Kiểm toán độc lập vẫn còn bao gồm một số quy định cụ thể mà thường chỉ nên quy định trong các văn bản dưới luật. Việc quy định quá chi tiết này, dẫn đến những công việc thường xuyên như cập nhật chuẩn mực hay hướng dẫn chi tiết sẽ có thể phải phụ thuộc vào khả năng thay đổi luật.
Ông Christopher cũng cho rằng, Việt Nam nên giảm dần các trường hợp doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được áp dụng các hướng dẫn và quy định khác với VAS, trong khoảng thời gian từ ngắn hạn đến trung hạn. Trong tương lai, Luật Kế toán nên tiếp tục sửa đổi để quy định rõ ràng rằng BCTC cho mục đích chung cần tuân thủ hoàn toàn với VAS, thay vì ưu tiên các quy định đặc thù khi lập và trình bày BCTC cho mục đích chung. Mặc dù hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) đã được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA), nhưng vẫn cần có cơ chế cập nhật thường xuyên, phù hợp với sự thay đổi của các chuẩn mực quốc tế.
Theo báo cáo ROSC, Bộ Tài chính cần tận dụng cơ hội từ việc ban hành Luật Kế toán mới để ban hành một khung yêu cầu BCTC toàn diện và đa dạng. Dưới cách tiếp cận này, các đơn vị có lợi ích công chúng như quy định hiện nay trong Luật Kiểm toán độc lập cần phải lập và nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán tuân thủ đầy đủ VFRS (chuẩn mực BCTC Việt Nam). Đồng thời, Việt Nam cần hướng tới xây dựng, phát triển một tổ chức phù hợp (Cơ quan Giám sát Kế toán và Kiểm toán - VAASB) để thực hiện nhiệm vụ giám sát nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Hiện nay Bộ Tài chính đang nghiên cứu phương án xây dựng VAASB từ Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán để tăng cường thực hiện nhiệm vụ giám sát nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần quan tâm và tổ chức thực hiện việc giám sát tính tuân thủ chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán nhằm nâng cao chất lượng của BCTC.
Ông Christopher cũng nhấn mạnh, đào tạo kế toán là lĩnh vực quan trọng nhất cần được tập trung trong quá trình xây dựng ngành nghề kế toán và kiểm toán tại Việt Nam trong trung hạn...
Nghiên cứu nghiêm túc và kỹ lưỡng các khuyến nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho rằng, việc WB xây dựng báo cáo ROSC đưa ra các khuyến nghị để hoàn thành khuôn khổ pháp luật trong lĩnh vực kế toán kiểm toán là rất hữu ích, và phù hợp với định hướng cải cách thể chế của Chính phủ Việt Nam.
Thứ trưởng cho biết, Bộ Tài chính rất quan tâm đến các khuyến nghị của WB trong báo cáo ROSC với Việt Nam, với mục tiêu hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Trong đó có các nội dung đáng lưu ý như: Luật Kế toán và Kiểm toán độc lập nên ngắn gọn hơn; đối với những chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành cần được cập nhật theo chuẩn mực BCTC quốc tế. Với những chuẩn mực chưa được ban hành thì cần được sớm ban hành, bổ sung; cần xác định mục tiêu và đối tượng áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế và chuẩn mực kế toán tại Việt Nam; xây dựng cơ chế để đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kế toán đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần ban hành các quy định về báo cáo an toàn cho mục đích tuân thủ chuẩn mực kế toán; xóa bỏ sự khác biệt giữa cơ chế tài chính và chuẩn mực kế toán; xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan soạn thảo chuẩn mực kế toán và cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính; giảm bớt các quy định đặc thù đối với DNNN để không làm ảnh hưởng đến tính trung thực và độ tin cậy của báo cáo tài chính. BCTC cần được lập và trình bày cho mục đích chung, đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng sử dụng báo cáo tài chính hơn là chỉ đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế và cơ quan quản lý nhà nước. Chuẩn mực kiểm toán cũng cần được cập nhật các quy định mới nhất của quốc tế; vấn đề cạnh tranh mức phí kiểm toán cần được giải quyết thấu đáo, nên thành lập ủy ban kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng (bao gồm cả các DNNN)…
Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, Bộ Tài chính đánh giá cao khuyến nghị của WB và tham luận của các đại biểu là xác đáng và có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. "Với việc quan tâm xem xét nghiêm túc và kỹ lưỡng các khuyến nghị và ý kiến đó, chúng tôi sẽ giao cho đơn vị chức năng của Bộ Tài chính nghiên cứu các nội dung để triển khai kế hoạch hành động phù hợp, đảm bảo xây dựng hệ thống kế toán kiểm toán của Việt Nam đáp ứng mục tiêu chiến lược, góp phần tạo dựng nền kinh tế thị trường đầy đủ, tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư và các DN"- Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định.
Cũng theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, Bộ Tài chính mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa từ WB, các tổ chức để đẩy mạnh quá trình cải cách thể chế, tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, nâng cao tính minh bạch và trung thực của báo cáo tài chính tại Việt Nam.
Ông Vũ Đức Chính - Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán (Bộ Tài chính) cho biết, báo cáo ROSC tập trung vào BCTC doanh nghiệp và kiểm toán theo luật định của các đơn vị có lợi ích công chúng, bao gồm cả DNNN. Các khuyến nghị chính của báo cáo nhằm hỗ trợ cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong DNNN và khu vực tài chính, ngân hàng. |
Mai Lâm