【nhận định benfica】Hoàn thiện chính sách nghiệp vụ kế toán thi hành án dân sự
Nhằm khắc phục những bất cập trong quá trình thực hiện,ànthiệnchínhsáchnghiệpvụkếtoánthihànhándânsựnhận định benfica cũng như đáp ứng những thay đổi chính sách về kế toán liên quan tới thi hành án dân sự, Bộ Tài chính đã xây dựng và lấy ý kiến cho dự thảo thông tư hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự thay thế Thông tư 91.
Thay đổi để phù hợp với các chính sách mới
Bộ Tư pháp đã có ý kiến gửi Bộ Tài chính về việc cần thiết sửa đổi Thông tư số 91/2010/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự. Trong đó, Bộ Tư pháp đã nêu nhiều thay đổi về căn cứ chính sách để cần thiết xây dựng thông tư sửa đổi Thông tư số 91.
Cụ thể, trước đây Thông tư số 91 được xây dựng dựa trên: Luật Kế toán số 03/2003/QH11; Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12; Nghị định số 128/2004/NĐ-CP; Nghị định số 58/NĐ-CP và Nghị định số 58/2009/NĐ-CP; Quyết định số 19/2006/QĐ-TTg,… Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, các căn cứ này thay đổi bằng các văn bản như: Luật Kế toán số 88/2015/QH13, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP, Thông tư số 107/2017/TT-BTC; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi hành án dân sự năm 2014 và ban hành kèm theo các nghị định hướng dẫn.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cho biết, hiện nay nhiều văn bản mới ban hành, cần sửa đổi, bổ sung, quy định hướng dẫn để hạch toán.
Đơn cử như, năm 2016, liên Bộ Tư pháp, Ngoại giao, Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 12 quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, trong đó có nội dung tương trợ tư pháp (hay còn gọi là ủy thác tư pháp); hay tại Nghị định số 22/2015/NĐ-CP có sự thay đổi về nhiệm vụ của chấp hành viên. Do vậy Bộ Tư pháp cho rằng, việc hạch toán các nội dung kinh tế phát sinh cho hoạt động này theo quy định tại Thông tư số 91 cũng cần phải thay đổi cho phù hợp…
Do vậy, để thực hiện chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành thì cần sửa đổi, bổ sung Thông tư số 91, đại diện Bộ Tư pháp đề nghị.
Khẩn trương sửa đổi, bổ sung
Đại diện Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) cho biết, thực hiện chương trình công tác ban hành kèm theo Quyết định số 2790/QĐ-BTC ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, đơn vị đã triển khai một số hoạt động xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự thay thế Thông tư số 91. Hiện nay, dự thảo thông tư đã được đăng trên Cổng thông tin Chính phủ, Cổng thông tin Bộ Tài chính để xin ý kiến trước khi ban hành chính thức.
Phạm vi điều chỉnh theo dự thảo thông tư là các quy định chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự áp dụng để hạch toán kế toán các nghiệp vụ thi hành án dân sự phát sinh, bao gồm: tiền, tài sản phải thi hành án, đã thi hành án và còn phải thi hành án theo từng quyết định thi hành án; tình hình quản lý tiền, tài sản, vật chứng; tình hình thanh toán trong nội bộ và bên ngoài của các đơn vị thi hành án dân sự và tình hình tài chính khác do kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự thực hiện theo quy định.
Đơn cử, nhiệm vụ kế toán tại cục và chi cục thi hành án dân sự đã có sự sửa đổi cho phù hợp, dự kiến quy định chỉ thực hiện việc: thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán của hoạt động thi hành án dân sự và tình hình quản lý tiền, tài sản, vật chứng trong quá trình thi hành án của đơn vị. Việc kiểm tra, giám sát các khoản phải thu, đã thu, còn phải thu của các đối tượng; các khoản chi trả, hoàn trả cho các đối tượng; các khoản nộp ngân sách nhà nước; tình hình nhập xuất quỹ, tình hình quản lý tài sản tạm giữ, vật chứng niêm phong trong quá trình thi hành án; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán trong thi hành án dân sự. Theo dõi, giám sát và quản lý các khoản thu về thi hành án đối với các trại giam, trại tạm giam có liên quan…
Còn các đơn vị thi hành án sẽ thực hiện kế toán nghiệp vụ thi hành án theo phương pháp kế toán ghi sổ kép nhằm đảm bảo cân đối giữa thu với chi, giữa vốn với nguồn đối với các loại tiền, tài sản, vật chứng đã được xác định giá trị do kiểm đếm tiền hoặc tài sản, vật chứng đã được cơ quan có thẩm quyền xác định giá trị. Riêng các loại tài sản tạm giữ để thi hành án trong thời gian chưa xử lý hoặc chưa bán đấu giá mà chưa được xác định giá trị và vật chứng niêm phong thì thực hiện theo phương pháp “kế toán ghi sổ đơn” trên các tài khoản ngoài bảng theo giá hạch toán.
Đức Minh