您现在的位置是:Thể thao >>正文

【soi keo mu hom nay】WB: Quản lý ngoại hối linh hoạt để thích ứng với các điều kiện bên ngoài

Thể thao26人已围观

简介Kinh tế Việt Nam dự kiến tiếp tục đối mặt với nhiều thách thứcPhân tích diễn biến gần đây của kinh t ...

Kinh tế Việt Nam dự kiến tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức

Phân tích diễn biến gần đây của kinh tế Việt Nam,ảnlýngoạihốilinhhoạtđểthíchứngvớicácđiềukiệnbênngoàsoi keo mu hom nay báo cáo của WB chỉ ra rằng, trong tháng 4, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng nhẹ 0,5%, doanh số bán lẻ ghi nhận tốc độ tăng trưởng 11,5% (so với cùng kỳ) nhưng nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những “cơn gió ngược” bên ngoài khi nhu cầu bên ngoài suy yếu tiếp tục tạo áp lực giảm xuất khẩu, dẫn đến sản xuất công nghiệp suy yếu.

WB: Quản lý ngoại hối linh hoạt để thích ứng với các điều kiện bên ngoài
Trong tháng 4, bán lẻ có mức tăng trưởng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: LV

Cùng với đó, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa giảm lần lượt 17,1% và 20,5% (so cùng kỳ) vào tháng 4/2023. Điều này phản ánh sức cầu toàn cầu suy yếu, đặc biệt là ở Mỹ và EU, khi xuất khẩu sang hai thị trường này tương ứng giảm 22,1% và 14,1% (so với cùng kỳ) trong 4 tháng đầu năm 2023.

Cam kết FDI đạt 3,4 tỷ USD vào tháng 4/2023, tăng 46% so với tháng 3. Tuy nhiên, vốn FDI cam kết lũy kế 4 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 8,8 tỷ USD, thấp hơn 17,9% so với cùng kỳ năm 2022. Vốn FDI giải ngân trong tháng 4/2023 đạt 1,5 tỷ USD, tương đương một năm trước đó. Trong khi đó, vốn FDI giải ngân lũy kế từ tháng 1–tháng 4 năm 2023 đạt 5,8 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm 2022. Theo WB, cam kết và giải ngân vốn FDI chững lại trong 4 tháng đầu năm 2023 có thể phản ánh sự thận trọng của nhà đầu tư do những bất ổn toàn cầu gây ra.

Theo bà Dorsati Madani - Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam, sự suy giảm tất nhiên sẽ có tác động đến tăng trưởng. Mức tăng trưởng trong quý là khiêm tốn ở mức 3,3% và điều này có thể diễn ra ở trong quý II. Vì vậy, về tổng thể, nửa đầu năm sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế.

Mặc dù tiêu dùng trong nước vẫn mạnh nhưng tăng trưởng tín dụng chậm lại, phản ánh nhu cầu tín dụng yếu. Tăng trưởng tín dụng ước tính đã giảm xuống 9,2% (so với cùng kỳ) vào tháng 4 năm 2023, từ mức 9,9% (so với cùng kỳ) vào tháng 3 và 12,2% (so với cùng kỳ) vào tháng 2, mức thấp nhất trong những năm gần đây. Theo WB, việc tín dụng chững lại bất chấp việc nới lỏng chính sách và cắt giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nước trong tháng 3 và thanh khoản thị trường dồi dào có thể phản ánh khả năng hấp thụ yếu của nền kinh tế.

Chia sẻ với phóng viên xung quanh vấn đề này, bà Dorsati Madani cho rằng, nền kinh tế đang phải đối mặt với nhu cầu bên ngoài thấp hơn nhiều, ngay cả khi có cung cấp tín dụng thì cũng có thể nó sẽ không được đón nhận. Điều đó có nghĩa là kinh tế đang chậm lại và nhu cầu tín dụng không có.

Bà cũng đánh giá cao việc các nhà chức trách đang cố gắng đảm bảo thị trường có đủ thanh khoản. Việc Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất điều hành là động thái hữu ích để hỗ trợ nền kinh tế.

“Các nhà chức trách đã rất nỗ lực để giải quyết những rủi ro mà họ nhìn thấy trong nền kinh tế. Về phía khu vực tài chính, vẫn còn nhiều việc phải làm để củng cố khu vực này và đảm bảo rằng những điểm yếu đã được thấy ​​trong vài tháng qua không ảnh hưởng hoặc lan sang nền kinh tế thực” - bà Dorsati nhấn mạnh.

Linh hoạt trong quản lý ngoại hối

Trả lời câu hỏi về động lực tăng trưởng trong các quý tiếp theo, bà Dorsati cho rằng, mặc dù xuất khẩu chậm lại nhưng có thể nhận thấy nhu cầu trong nước vẫn mạnh. Trong tháng 4, bán lẻ có mức tăng trưởng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng liên tục và ổn định của nhu cầu trong nước sẽ tạo cơ sở cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Theo bà Dorsati, trong khi một số động lực tăng trưởng đã chậm lại, các động lực tăng trưởng khác vẫn hoạt động tốt. Vì vậy, đó là điều sẽ giúp nền kinh tế duy trì tăng trưởng cho đến nửa cuối năm nay.

WB: Quản lý ngoại hối linh hoạt để thích ứng với các điều kiện bên ngoài
Quản lý ngoại hối linh hoạt để thích ứng với các điều kiện bên ngoài. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, một trong các trụ cột để Việt Nam phục hồi kinh tế sẽ là đối ngoại. Sự phục hồi của kinh tế Hoa Kỳ và EU sẽ tạo ra nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, dẫn tới triển vọng trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ phục hồi. Ngoài ra, bà cũng kỳ vọng vào sự phục hồi của dòng vốn FDI.

Báo cáo của WB cũng khuyến nghị, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công có thể hỗ trợ tổng cầu và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn; đồng thời, đảm bảo đầu tư vào nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng xanh và có khả năng phục hồi để giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trong dài hạn.

Bà Dorsati cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao các cơ quan có thẩm quyền về mặt tài chính đang cố gắng hỗ trợ tổng cầu bằng cách thúc đẩy đầu tư công và tư nhân, đây là một chính sách tốt để theo đuổi. Hy vọng, họ sẽ có thể đạt được điều đó”.

Về việc điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh hiện nay, báo cáo của WB cũng lưu ý, triển vọng thắt chặt hơn nữa các điều kiện tài chính toàn cầu đòi hỏi việc quản lý ngoại hối phải linh hoạt để thích ứng với các điều kiện bên ngoài.

“Chúng tôi đánh giá cao việc các cơ quan chức năng muốn có chính sách tiền tệ nới lỏng hơn, nhưng vẫn có rủi ro bên ngoài liên quan đến việc tăng lãi suất chính sách cao hơn ở Mỹ. Điều đó sẽ gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Vì vậy, điều quan trọng cần lưu ý là các cơ quan chức năng phải nhận thức được và nhanh chóng điều chỉnh chính sách khi thấy phù hợp” - bà Dorsati nhấn mạnh.

Tăng tính minh bạch trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Theo bà Dorsati, trong lĩnh vực bất động sản hiện đang có một số thách thức liên quan đến đảm bảo nguồn vốn cho trái phiếu doanh nghiệp. Hiện tại, các cơ quan chức năng sẽ cần tăng cường khu vực tài chính, đặc biệt là khuôn khổ thể chế liên quan đến tính minh bạch, để khuyến khích các công ty minh bạch hơn nhiều trong việc phát hành trái phiếu và mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư.

Tags:

相关文章