Thương mại - dịch vụ của tỉnh Hậu Giang được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh và nhiều tiềm năng khai thác. Hệ thống kết cấu hạ tầng dần hoàn thiện góp phần hình thành phong cách thương mại hiện đại,ớithươngmạsoi kèo hiroshima nhờ đó mà giá trị khu vực III ổn định và tăng trưởng.
Các cuộc kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm định kỳ thu hút doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia, góp phần giới thiệu hàng hóa nông sản chủ lực của tỉnh.
Niềm vui bên khu chợ mới
Dọn vào buôn bán ở chợ mới từ giữa năm, nhưng đến những ngày cuối năm 2019 niềm vui của những tiểu thương chợ Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, mới trọn vẹn. Bởi đây là cái tết đầu tiên buôn bán ở khu nhà lồng mới, các ki-ốt còn phảng phất mùi nước sơn. Hai dãy ki-ốt dài thẳng tắp, có đường đi rộng rãi, tráng xi măng cao ráo, sạch sẽ. Bên trong nhà lồng, các tiểu thương bày bán tạp hóa, đồ gia dụng, vải vóc, đồ điện tử đủ loại. Còn khu vực gần với bờ kênh Cái Su sắp xếp cho các hộ tự tiêu tự sản, cũng là nơi nhộn nhịp nhất chợ vào buổi sáng.
Ông Phạm Chế Linh, Chủ tịch UBND xã Hỏa Lựu, cho hay: Chợ này là nơi tập trung hầu hết hàng hóa, tiêu thụ và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người dân trong xã, nhất là khi Hỏa Lựu được công nhận là xã nông thôn mới trong năm vừa qua. Khi di chuyển địa điểm, hoạt động buôn bán của các tiểu thương cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. UBND xã tiếp tục tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư chợ và tiểu thương chia sẻ, tìm được tiếng nói chung trong giai đoạn đầu về chợ mới.
Chủ một tiệm tạp hóa tại chợ, bà Lê Thị Thủy chia sẻ: “Tôi mới đóng thêm kệ sắt, lắp cửa kéo và lót sàn gạch trong ki-ốt của mình, chi phí hơn 40 triệu đồng. Sắp xếp hàng hóa ổn định rồi tôi thuê luôn lô bên cạnh để lấy thêm nhiều mặt hàng, bán nước giải khát. Lúc trước bà con lo lạ chỗ, mất mối quen, nhưng rồi động viên nhau vượt qua thời gian đầu để ổn định buôn bán, bây giờ tình hình dần khá lên”.
Chợ Hỏa Lựu cũng là một trong 27 chợ được kêu gọi doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh. Việc thu hút được các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, chợ nông thôn là một trong những thuận lợi không nhỏ để thúc đẩy thương mại - dịch vụ thành phố phát triển. Vị Thanh cũng là vùng “đất lành” được các doanh nghiệp lớn chọn làm nơi khởi đầu quá trình xâm nhập thị trường toàn tỉnh nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung, có thể kể đến Trung tâm mua sắm - giải trí Vincom Plaza...
Bà Trần Hoa Phượng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, cho biết: Thành phố hiện có 6.234 cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ (tăng 379 cơ sở, doanh nghiệp so với năm 2018). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2019 đạt 11.558 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2018. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ trong năm qua tăng cả về số lượng và giá trị là một kết quả rất tích cực, tạo tiền đề cho thành phố phát triển lên đô thị loại II vào năm 2020.
Còn tại thị xã Ngã Bảy, không khí buôn bán của hàng trăm tiểu thương cũng bước vào thời gian bận rộn nhất năm. Hệ thống giao thông thủy, bộ kết nối nhiều địa phương nên chợ trung tâm Ngã Bảy không chỉ phục vụ nhu cầu mua sắm riêng cho người dân trong thị xã, mà còn cho các huyện lân cận như huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), huyện Mỹ Tú, Kế Sách (Sóc Trăng). Ông Nguyễn Văn Tùng, tiểu thương kinh doanh tại chợ Ngã Bảy, bày tỏ: “Tôi buôn bán ở đây gần 30 năm, cũng từng phải che dù, dầm mưa phơi nắng bán bên ngoài. Vào trong nhà lồng mới 2 năm thì cảnh này không còn nữa. Bà con tiểu thương giờ mong chợ sớm mở rộng để bố trí cho những hộ còn kinh doanh bên đường Lê Lợi ổn định buôn bán”.
Ông Bạch Nhật Trường, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, thông tin thêm: So với chợ cũ thì chợ trung tâm Ngã Bảy hiện nay đáp ứng tốt nhu cầu mua bán của người dân. Dự kiến ở giai đoạn mở rộng chợ sẽ có khu vực dành riêng cho bà con bán hàng tự tiêu tự sản, giải quyết các vị trí bán hàng ổn định cho các hộ vẫn còn bán dọc hai bên đường. Thị xã tiếp tục kêu gọi các nguồn lực để xây dựng hạ tầng thương mại - dịch vụ, làm tiền đề đến năm 2020 thị xã Ngã Bảy trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Tiểu thương chợ Ngã Bảy ổn định buôn bán trong khu chợ mới gần 2 năm vẫn mong muốn tiếp tục mở rộng khu vực hàng hóa tự tiêu tự sản.
Xây dựng chiến lược phát triển
Trong những năm qua, UBND tỉnh đã có chủ trương thu hút, xã hội hóa đầu tư lĩnh vực thương mại - dịch vụ, không chỉ riêng hai đô thị lớn trên địa bàn tỉnh mà ở các địa phương khác. Kết quả là một loạt trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị được đầu tư xây dựng, dịch vụ mua sắm ngày càng đa dạng và hiện đại. Hạ tầng thương mại phát triển, hàng hóa ngày càng phong phú với đủ chủng loại từ bình dân cho đến cao cấp. Hậu Giang đang dần trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp, thương nhân trong nước.
Ông Nguyễn Việt Hưng, chủ cơ sở ngũ cốc Hưng Phụng, ở tỉnh Lâm Đồng trở lại Hậu Giang khi tham gia hoạt động kết nối giao thương giữa hai tỉnh và có nhiều chia sẻ về sự “chuyển mình” của Hậu Giang trong lần trở lại này. “Tôi ngỡ ngàng vì sự thay đổi từ đường sá, hệ thống dịch vụ cho tới sự năng động của các doanh nghiệp ở đây. Rõ ràng đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp tìm hiểu, xây dựng mạng lưới phân phối, đưa hàng hóa xâm nhập vào thị trường nhiều tiềm năng này”, ông Hưng cho hay.
Là một tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, Hậu Giang đề ra chiến lược phát triển thương mại - dịch vụ nhằm xây dựng thương hiệu nông sản và hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ sản phẩm. Hàng năm, Sở Công thương tỉnh tổ chức nhiều đợt cho các doanh nghiệp, HTX trong tỉnh khảo sát, tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ hàng hóa. Thông qua hoạt động kết nối giao thương, các hội chợ, giới thiệu sản phẩm tại các tỉnh, thành bạn để “biết người, biết ta”. Doanh nghiệp từ chỗ còn bị động, nay mạnh dạn tham gia học hỏi và tìm cách liên kết để mở hướng đi mới cho sản phẩm ở thị trường ngoài tỉnh. Tín hiệu đáng mừng là nhiều sản phẩm chủ lực của Hậu Giang như cá thát lát, trà mãng cầu đã có hệ thống phân phối đến nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Từng bản hợp đồng cung cấp sản phẩm được ký kết sau mỗi chuyến đi là thành quả bước đầu đáng ghi nhận, để ngành chức năng và cả doanh nghiệp làm tốt vai trò của mình, mang hàng hóa đặc trưng của tỉnh đi xa hơn nữa. Ông Nguyễn Vũ Trường, Phó Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang, cho biết: “Sở đã chủ động gợi ý cho doanh nghiệp thành lập sàn giao dịch trực tuyến, tạo nhóm trên mạng xã hội để kết nối chặt chẽ, thông tin kịp thời, tiến đến hợp tác lâu dài giữa các doanh nghiệp. Đây là tín hiệu vui và cũng là động lực cho ngành tiếp tục thực hiện các hoạt động kết nối giao thương, làm cầu nối, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm”.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020, xác định phát triển thương mại - dịch vụ là cần tăng cường kêu gọi đầu tư, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ, nhất là mạng lưới chợ, các dịch vụ vận chuyển, thông tin... Kết hợp giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, tạo thành mạng lưới phân phối hàng hóa và cung ứng dịch vụ đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các làng nghề, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. |
Bài, ảnh: THIÊN TRANG