您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【ketquabongda phap】Quốc hội EU thông qua FTA với Canada giữa làn sóng biểu tình

88Point2025-01-11 00:20:19【Cúp C1】7人已围观

简介Người biểu tình phản đối Hiệp định thương mại CETA bên ngoài tòa nhà quốc hội châu Âu hôm thứ Tư. Ản ketquabongda phap

bieu tinh canada

Người biểu tình phản đối Hiệp định thương mại CETA bên ngoài tòa nhà quốc hội châu Âu hôm thứ Tư. Ảnh nguồn: TheốchộiEUthôngquaFTAvớiCanadagiữalànsóngbiểutìketquabongda phap Guardian.

Quốc hội Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Canada ngày thứ Tư (15/2), trong khi những người biểu tình ngồi tập trung trước cổng tòa nhà ở Strasbourg, Pháp.

Một số người coi đây là chiến thắng cho thương mại tự do toàn cầu trước chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng ở Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump. Thỏa thuận này hướng tới loại bỏ 98% hàng rào thuế quan lên hàng hóa xuất khẩu, đưa đây trở thành Hiệp định thương mại toàn diện nhất của châu Âu cho đến nay.

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai bên hiện nay lên đến 60 tỷ Euro/năm (83 tỷ CAD), và EU kỳ vọng Hiệp định Thương mại và Kinh tế toàn diện (CETA) này sẽ làm gia tăng con số này thêm 20% với việc loại bỏ gần như hoàn toàn thuế quan.

Những người ủng hộ tính toán Hiệp định này có giá trị 1,6 tỷ Euro/năm với chỉ riêng Anh, trong giai đoạn trước khi Anh chính thức rút khỏi EU.

Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Âu, ông Jean-Claude Juncker, gọi đây là “một dấu mốc quan trọng” và nói rằng “các công ty và người dân EU sẽ bắt đầu gặt hái lợi ích từ thỏa thuận sớm nhất.”

Ông Guy Verhofstadt, người lãnh đạo nhóm tự do ALDE cho rằng: “Tổng thống Trump đã cho chúng ta thêm lý do để tăng cường quan hệ với Canada. Trong khi Trump đưa ra các rào cản, chúng ta sẽ không chỉ gạt bỏ nó mà còn tạo ra các tiêu chuẩn tiến bộ nhất”.

Cũng nằm trong thỏa thuận, mặt khác, lại là các quy định cho phép các công ty tiếp cận nhiều hơn với các hợp đồng khu vực công và các điều khoản liên quan đến phát triển bền vững, khiến một số thành viên trong Nghị viện thuộc trong các nhóm chính trị xanh và xã hội chủ nghĩa cho rằng nó sẽ dẫn đến việc tư nhân hóa trên diện rộng các ngành trong khu vực công.

Không giống những thỏa thuận thương mại truyền thống, CETA có bao gồm các vấn đề như y tế và môi trường.

Những người biểu tình đã cố gắng ngăn chặn chương trình bỏ phiếu của Nghị viện, với khoảng 700 người diễu hành bên ngoài tòa nhà Quốc hội hô vang khẩu hiệu phản đối.

Các nhà hoạt động xã hội chống toàn cầu hóa đeo mặt nạ phòng độc chặn lối vào tòa nhà, sau đó đã bị lôi đi bởi cảnh sát chống bạo động.

Mặc dù có những lo ngại, sau 3 giờ đồng hồ tranh luận, các thành viên Nghị viện ở Strasbourg đã thông qua Hiệp định với 408 phiếu thuận, 254 phiếu chống và 33 phiếu trắng.

Chấp thuận của quốc hội cho phép CETA được triển khai sơ bộ từ đầu tháng tới, mặc dù Hà Lan có thể vẫn chặn thỏa thuận nếu nước này cần lấy ý kiến từ một cuộc trưng cầu dân ý.

Các chính phủ châu Âu và Canada đã chính thức ký thỏa thuận từ tháng Mười năm ngoái, sau bảy năm đàm phán khó khăn, vượt qua sự phản đối vào phút cuối của Quốc hội chính quyền khu tự trị Walloon thuộc Bỉ.

Thành viên Nghị viện người Latvia, ông Artis Pabriks, phát biểu: “Bằng việc chấp thuận CETA, chúng ta đã chọn mở cửa và tăng trưởng và những tiêu chuẩn cao thay vì bảo hộ và trì trệ”.

Một số ngành công nghiệp không được bao gồm trong thỏa thuận này, chẳng hạn như các dịch vụ nghe nhìn và giao thông vận tải và một vài sản phẩm nông nghiệp được lựa chọn, bao gồm các chế phẩm từ sữa, ngành còn được bao cấp nặng nền ở Canada.

Một điểm chủ chốt trong luận điểm của những người phản đối là đề xuất thành lập một tòa án để giải quyết các tranh chấp giữa các nhà đầu tư và chính quyền. Những người phản đối tin rằng quy định này trao quá nhiều quyền lực cho các công ty lớn và luật sư của họ.

“Các công ty đa quốc gia sẽ có khả năng tấn công chính phủ trong một hệ thống tòa án tư nhân”, ứng cử viên phe cực hữu trong cuộc tranh cử Tổng thống Pháp, đồng thời là thành viên Nghị viện châu Âu nhận định. Bà đã bỏ phiếu chống CETA.

Một thành viên trong đoàn đàm phán của EU, Ủy viên Cecilia MalmStroem, nói với các Nghị sĩ rằng: “không có điểm nào trong thỏa thuận này sẽ làm suy yếu khả năng của chính phủ trong việc điều tiết lợi ích công cộng”./.

Ngọc Trang (theo The Guardian)

很赞哦!(6)