【kq schalke 04】Xác định tổng mức đầu tư sơ bộ dự án cao tốc Cam Lộ
TheácđịnhtổngmứcđầutưsơbộdựáncaotốcCamLộkq schalke 04o đó, báo cáo dựa trên cơ sở hồ sơ đề xuất dự ándo Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải lập và hoàn thiện theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị tại Thông báo số 629/TB-TU ngày 12/12/2023; ý kiến tham gia thẩm định của các Sở, ngành liên quan.
Theo báo cáo, tên dự án được xác định: Dự án đầu tưxây dựng đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo theo phương thức đối tác công tư PPP.
Phạm vi dự án được xác định có điểm đầu tại Km12+050 tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn (điểm giao cắt giữa đường tỉnh 579 với cao tốc Cam Lộ - La Sơn) thuộc địa phận huyện Triệu Phong; điểm cuối tại vị trí giao giữa đường Trần Phú và Quốc lộ 9 (Cửa khẩu Lao Bảo) thuộc địa phận huyện Hướng Hóa.
Tổng chiều dài tuyến khoảng 56 km. Địa điểm thực hiện dự án tại các huyện Triệu Phong, Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Việc đầu tư dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo sẽ giúp giảm tải áp lực cho tuyến Quốc lộ 9 hiện nay |
Dự án có tiêu chuẩn kỹ thuật là đường cao tốc tốc độ thiết kế 100km/h theo TCVN 5729:2012. Quy mô đầu tư dự án 4 làn xe hoàn thiện, tốc độ thiết kế 100 km/h, mặt cắt ngang 24,75 m. Tổng diện tích đất giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh của dự án dự kiến khoảng 472,98 ha.
Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 14.187 tỷ đồng (đã bao gồm lãi vay). Hình thức đầu tư của dự án là đầu tư theo phương thức PPP - Hợp đồng BOT, có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước.
Phương án tài chínhtư vấn lập, đề xuất dự án: Đề xuất tỷ lệ Nhà nước góp vốn lên đến 70% để thu hút nhà đầu tư và tạo đột phá trong đầu tư giao thông bằng hình thức PPP. Thời gian thu hồi vốn là 28,5 năm.
Ban QLDA Đầu tư Xây dựng tỉnh Quảng Trị cho biết, về tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia vào dự án, theo phương án đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị thống nhất tại Thông báo kết luận số 629/TB-TU ngày 12/12/2023, vốn Nhà nước tham gia hỗ trợ vào dự án 70%, thời gian hoàn vốn là 28,5 năm. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật PPP thì tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP không vượt quá 50% tổng mức đầu tư của dự án.
Do vậy, Ban QLDA Đầu tư Xây dựng tỉnh Quảng Trị đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép áp dụng cơ chế chính sách đặc thù (tương tự dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh theo phương thức PPP vừa được Quốc hội áp dụng thí điểm thông qua tại Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023).
Về nguồn vốn Nhà nước tham gia vào dự án, Ban QLDA Đầu tư Xây dựng tỉnh Quảng Trị cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, đề xuất Trung ương quan tâm, hỗ trợ bố trí vốn đầu tư công ngân sách nhà nước từ nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 để tham gia vào dự án này.
Cũng theo báo cáo, do hiện nay dự án chưa xác định được nguồn vốn Nhà nước tham gia vào dự án, vì vậy, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 12 Luật đối tác công tư PPP. Trong đó, cơ quan có thẩm quyền là UBND tỉnh Quảng Trị.
Trước đó, vào tháng 5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao UBND tỉnh Quảng Trị làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án này theo phương thức đối tác công tư (PPP) và yêu cầu UBND tỉnh Quảng Trị chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung đề xuất.
Ngày 7/7/2022, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Tập đoàn Sơn Hải) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xin đầu dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo theo phương thức đối tác công tư, và cam kết tự bỏ kinh phí để thực hiện các thủ tục giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Theo đề xuất của Tập đoàn Sơn Hải, dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 13.726 tỷ đồng. Tuyến đường này khi hoàn thành sẽ là sự kết nối thuận lợi giữa biển Đông, Việt Nam với các nước Lào, Thái Lan, Myanmar và khu vực.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết, việc dự án được triển khai trong tương lai sẽ giúp phá thế độc đạo của Quốc lộ 9, cũng như đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại xuyên biên giới.