【tỷ số malmo】Tham vọng của Israel đặt ra thách thức mới với hòa bình Trung Đông
Chính sách thực dụng mang Israel xích lại gần các nước Đông Nam Á | |
Mỹ cảnh báo Israel không nên “ngó lơ” hoạt động đầu tư của Trung Quốc | |
Dự cuộc gặp chưa có tiền lệ,ọngcủaIsraelđặtratháchthứcmớivớihòabìnhTrungĐôtỷ số malmo Nga-Mỹ “hóa giải” căng thẳng Israel-Syria? | |
Xung đột Nga-Israel ở Syria có thể trở thành ác mộng của Trung Đông |
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. (Nguồn: Times of Israel). |
Vào hôm qua (11/9), Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng ý định sáp nhập Thung lũng Jordan của ông Netanyahu không những không có "hiệu lực pháp lý quốc tế" mà còn đe dọa tới tiến trình hòa bình Trung Đông.
Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric khẳng định quan điểm của ông Antonio Guterres rằng “các hành động đơn phương của Israel không giúp ích cho tiến trình hòa bình Trung Đông; bất cứ quyết định nào của Israel nhằm áp đặt luật pháp hay sự quản lý tại khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng sẽ không có hiệu lực pháp lý quốc tế, thay vào đó sẽ hủy hoại triển vọng hòa bình trong khu vực”.
Tại khu vực, tuyên bố này bị các nước trong Liên Đoàn Arab, nhất là Palestine chỉ trích gay gắt. Tổng thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Abul Gheit và Liên đoàn này đã cực lực phản đối kế hoạch của ông Netanyahu nhằm sáp nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở khu Bờ Tây; cho rằng các bước đi đơn phương của Israel đã phá hủy cơ hội tiến đến một nền hòa bình ở khu vực.
Sau cuộc họp khẩn tại trụ sở Liên đoàn Arab ở thủ đô Cairo vào ngày hôm qua (11/9), Ngoại trưởng các nước Arab đã ra tuyên bố chung nêu rõ tuyên bố của ông Netanyahu là một hành động xâm lược mới của Israel, vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương và các nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Các Ngoại trưởng Arab cho biết sẽ giám sát tuyên bố mới này của Thủ tướng Israel và sẵn sàng thực hiện mọi hành động pháp lý và chính trị để đối phó với các quyết định đơn phương của Israel.
Ngay tại Israel, tuyên bố của ông Netanyahu cũng bị các chính trị gia bác bỏ. Nghị sỹ Ayman Odeh, người đại diện cho các công dân Arab trong Quốc hội Israel đã lên án tuyên bố trên và cáo buộc ông Netanyahu đang đặt Israel vào “một nhà nước cánh hữu phân biệt chủng tộc”. Ông Ayman Odeh nhấn mạnh kế hoạch sáp nhập đang “khai tử” vấn đề Palestine và loại bỏ khả năng về một giải pháp hai nhà nước hòa bình.
Đâu là mục tiêu chính của Thủ tướng Netanyahu?
Tuyên bố của ông Netanyahu đã khiến các chính trị gia đối lập phản ứng và cho rằng đây không phải là một tuyên bố thực chất, mà là chiến thuật vận động của ông Netanyahu trong cuộc bầu cử sắp tới, đặc biệt là đối với các cử tri cánh hữu. Đảng Xanh - Trắng của ông Benny Gantz cáo buộc rằng ông Netahyahu đang cố gắng đưa các cư dân ở vùng Thung lũng Jordan vào chiến dịch vận động.
Trước đó, Đảng Xanh-Trắng và Liên minh Dân chủ đã kiến nghị Ủy bản Bầu cử Quốc gia Israel không cho phát sóng chương trình trực tiếp liên quan đến tuyên bố của ông Netanyahu về Thung lũng Jordan vì cho rằng việc này sẽ dẫn đến một cuộc bầu cử không công bằng và phi pháp. Hồi đầu tháng 9/2019, ông Netanyahu cũng đã tái khẳng định cam kết sáp nhập tất cả các khu định cư bất hợp pháp của Israel ở khu Bờ Tây vào lãnh thổ Israel.
Động thái này được báo giới đánh giá là một nỗ lực để giành các phiếu bầu trong hơn 400.000 người Israel đang sống ở các khu định cư ở Bờ Tây và hơn 200.000 người sống ở khu vực Đông Jerusalem bị chiếm đóng. Một chiến thắng của chính phủ cách hữu sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với ông Netanyahu trong bối cảnh ông đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn so với cuộc bầu cử hồi tháng 4/2019.
Do đó, tuyên bố của ông Netanyahu chính là một cam kết đối với các cử tri cánh hữu và đồng thời thể hiện sự đồng thuận về quan điểm với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích của Israel trong những năm gần đây. Tuyên bố này cũng mở đường cho việc công bố “thỏa thuận thế kỷ” của Mỹ ngay sau cuộc bầu cử của Israel như dự kiến.
Ảnh hưởng đến hòa bình Trung Đông
Đến nay, báo giới khu vực chưa đưa ra các nhận định cụ thể về kết quả của cuộc bầu cử sắp tới, cũng như khả năng Thủ tướng Netanyahu sẽ tiến hành sáp nhập Thung lũng Jordan. Tuy nhiên, một số ý kiến dự báo rằng nếu tái đắc cử, Thủ tướng Netanyahu sẽ thực hiện cam kết trên bất chấp sự phản đối của Palestine, khu vực và quốc tế.
Sở dĩ như vậy là vì trong những năm gần đây, các quyết định của Thủ tướng Netanyahu thường nhận được sự tán thành của đồng minh Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem; đồng thời tuyên bố công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan.
Theo đánh giá của báo giới khu vực, tuyên bố trên là một sự hủy hoại đối với triển vọng hòa bình Trung Đông. Trong trường hợp ông Netanyahu giành chiến thắng và thành lập một chính phủ cánh hữu, rất nhiều khả năng ông Netanyahu sẽ cho sáp nhập toàn bộ lãnh thổ chiếm đóng ở khu Bờ Tây vào lãnh thổ Israel. Điều này sẽ chôn vùi hoàn toàn triển vọng của tiến trình hòa bình Trung Đông và sẽ đẩy khu vực Trung Đông rơi vào thảm kịch đầy bạo lực.