您现在的位置是:88Point > Nhận Định Bóng Đá

【soi kèo mu vs liver】Mỗi năm, ngân sách chi gần 26.400 tỷ đồng cho môi trường

88Point2025-01-10 16:17:14【Nhận Định Bóng Đá】1人已围观

简介Bộ TN&MT đang tiếp tục kiến nghị với Quốc hội tăng cường công tác giám sát chi NSNN cho các hoạt độn soi kèo mu vs liver

trang 6

Bộ TN&MT đang tiếp tục kiến nghị với Quốc hội tăng cường công tác giám sát chi NSNN cho các hoạt động BVMT tại các địa phương.

Do đó,ỗinămngânsáchchigầntỷđồngchomôitrườsoi kèo mu vs liver theo TS. Nguyễn Thế Đồng, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo được nguồn thu tương xứng để đầu tư trực tiếp trở lại cho công tác BVMT; bảo đảm đúng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “người hưởng lợi về môi trường cũng phải chi trả”.

PV: Để đối phó với những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra (do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan), công tác đầu tư để ứng phó, cải tạo môi trường đang được thực hiện ra sao, thưa ông?

ong dong

TS. Nguyễn Thế Đồng

TS. Nguyễn Thế Đồng:Nhằm đối phó với những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra, công tác đầu tư để ứng phó, cải tạo môi trường đang được quan tâm đặc biệt. Hiện nay, NSNN (chính thức) dành khoản kinh phí khá lớn chi cho công tác BVMT hàng năm. Nguồn kinh phí này chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường và xử lý môi trường cấp bách, nghiêm trọng ở trung ương và địa phương.

Ngoài ra, để tăng cường và đa dạng hóa nguồn đầu tư cho công tác BVMT, Bộ TN&MT và các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng nhiều dự án kêu gọi đầu tư, huy động các nguồn vốn vay, vốn viện trợ ODA để tăng cường đầu tư cho hoạt động quản lý nhà nước về môi trường, đầu tư các công trình xử lý, cải tạo môi trường cho các bộ, ngành và địa phương.

Hiện nay, Bộ TN&MT đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án kiểm soát đặc biệt đối với cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; Đề án xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo về môi trường các vùng kinh tế trọng điểm và các khu vực tập trung nhiều nguồn thải, khu vực nhạy cảm về môi trường. Cùng với đó là Đề án tổng điều tra, thống kê, đánh giá phân loại các nguồn gây ô nhiễm môi trường, các khu vực ô nhiễm, suy thoái môi trường trên phạm vi toàn quốc và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường…, để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

PV: Với nhu cầu đầu tư hiện tại thì số kinh phí này đáp ứng được bao nhiêu phần trăm so với yêu cầu thực tế, thưa ông?

TS. Nguyễn Thế Đồng:Trong tổng chi cho công tác BVMT từ NSNN hàng năm như trên, phân bổ ngân sách trung ương chiếm khoảng 15% và ngân sách địa phương chiếm khoảng 85%. Theo số liệu do Bộ Tài chính công bố, trong giai đoạn 2012 - 2016, NSNN chi cho nhiệm vụ BVMT bình quân khoảng 26.371 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, nguồn vốn ODA và nguồn xã hội hóa đầu tư cho các dự án về môi trường thực hiện tại các bộ, ngành và địa phương đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, nhìn chung nguồn lực đầu tư cho BVMT hiện nay còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về quản lý, BVMT.

Theo thống kê, tỷ trọng ngân sách đầu tư cho môi trường trung bình hàng năm ở Trung Quốc và các nước khu vực ASEAN đều cao hơn ở Việt Nam. Trong khi đó với đặc thù của Việt Nam, bên cạnh các vấn đề môi trường mới phát sinh, nhiều vấn đề môi trường do lịch sử để lại vẫn chưa được giải quyết, nhu cầu kinh phí đầu tư cho BVMT vì vậy là rất lớn. Để tăng cường nguồn kinh phí cho BVMT ở nước ta, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo được nguồn thu tương xứng để đầu tư trực tiếp trở lại cho công tác BVMT, bảo đảm đúng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “người hưởng lợi về môi trường cũng phải chi trả”.

PV: Thưa ông, nạn ô nhiễm (khói, bụi, tiếng ồn…) hiện nay ở các thành phố lớn của nước ta đang được các chuyên gia lên tiếng cảnh báo cần có biện pháp hạn chế. Vậy, Bộ TN&MT có giải pháp dự án nào để giải quyết vấn đề này?

TS. Nguyễn Thế Đồng:Bên cạnh việc hướng dẫn thực hiện, kiểm tra thực hiện Luật BVMT và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về BVMT nói chung và làm sạch không khí nói riêng, thời gian qua, Bộ TN&MT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; thực hiện quan trắc môi trường không khí tự động liên tục, quan trắc định kỳ tại các vùng kinh tế trọng điểm; kiểm kê khí thải công nghiệp cho Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh…

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về kiểm soát ô nhiễm không khí, trong thời gian tới, Bộ TN&MT tiếp tục tập trung vào việc xây dựng các văn bản triển khai Luật BVMT năm 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, trong đó bao gồm quy định về xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng không khí cho cấp trung ương và địa phương, các văn bản quy định quản lý chất lượng không khí theo hướng tiếp cận tổng thể. Đồng thời, các cơ quan chuyên ngành tăng cường thực hiện các hoạt động về quản lý chất lượng không khí, tập trung vào vấn đề cấp bách hiện nay là kiểm soát ô nhiễm do bụi trong đô thị; giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí của các ngành sản xuất công nghiệp như xi măng, thép, nhiệt điện, hóa chất…; sửa đổi bổ sung các quy định về xác định đối tượng gây ô nhiễm không khí, tăng nặng hình thức xử phạt đối với cơ sở sản xuất gây ô nhiễm không khí. Cùng với đó, Bộ TN&MT sẽ tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý chất lượng không khí; tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cơ sở sản xuất và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về ô nhiễm không khí…

PV: Xin cảm ơn ông!

Bộ TN&MT đang tiếp tục kiến nghị với Quốc hội tăng cường công tác giám sát chi NSNN cho các hoạt động BVMT tại các địa phương trong cả nước, đảm bảo chi đúng nội dung và đủ kinh phí theo quy định nhằm nâng cao hiệu quả nguồn NSNN. Đồng thời, Nhà nước xem xét tăng mức chi sự nghiệp môi trường từ NSNN để giải quyết các vấn đề cấp thiết, phức tạp về môi trường.

Vũ Luyện

很赞哦!(248)