【kèo 2.5/3】Biển Đỏ dậy sóng
Hệ lụy từ căng thẳng gia tăng ở Biển Đỏ Hãng vận tải Maersk tạm dừng hoạt động vận tải qua Biển Đỏ |
Tình hình an ninh diễn biến xấu trên Biển Đỏ |
Kênh đào chiếm khoảng 12% tổng khối lượng thương mại của thế giới này, luôn là mắt xích quan trọng và then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu về dầu, khí đốt tự nhiên, thực phẩm, sản phẩm công nghiệp....
Đặc biệt, kể từ khi hoạt động vận tải qua Kênh đào Panama sụt giảm từ cuối năm ngoái do hạn hán nghiêm trọng, rất nhiều tàu thuyền đến Bờ Đông nước Mỹ đã chuyển hướng qua Kênh đào Suez, khiến lưu lượng giao thông đường thủy qua khu vực này càng nhộn nhịp hơn. Chính vì vậy, một khi tuyến đường biển ngắn nhất, rẻ nhất và hiệu quả nhất để kết nối châu Á và châu Phi với châu Âu bị gián đoạn, ảnh hưởng cũng rất lớn.
Sau khi Israel mở chiến dịch quân sự ở Dải Gaza để trả đũa các vụ tấn công ngày 7/10/2023 của phong trào Hồi giáo Hamas, lực lượng Houthi ở Yemen đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào tàu thuyền mà họ cho rằng có quan hệ với Israel đi qua tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đỏ. Theo số liệu của giới chức Mỹ, Houthi đã thực hiện 25 cuộc tấn công nhằm vào các tàu buôn đi qua Biển Đỏ và Vịnh Aden kể từ ngày 18/11/2023, với tuyên bố sẽ chỉ dừng lại khi Israel ngừng chiến dịch quân sự ở Dải Gaza
Do quan ngại an ninh, một loạt hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, trong đó có MSC, Maersk, Cosco Shipping và Evergreen Line đã ngừng vận chuyển qua Biển Đỏ và chuyển hướng tàu. Dữ liệu ngày 9/1 từ Flexport, một nền tảng vận chuyển toàn cầu cho thấy, trong số khoảng 735 tàu dự kiến đi qua Biển Đỏ, có 517 chiếc đang chuyển hướng, có kế hoạch chuyển hướng hoặc đã chuyển hướng khỏi hành lang vận chuyển quan trọng này. Con số này tương đương 25% năng lực vận chuyển tổng thể của thế giới tính theo khối lượng container.
Tuyến đường thay thế được các hãng lựa chọn là đi qua Mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi. Tuy nhiên, ông Rahul Sharan - Giám đốc cấp cao phụ trách nghiên cứu tại công ty Drewry (London, Anh), nhận xét sự thay đổi chiến lược này không chỉ làm tăng thời gian di chuyển của tàu thêm 10-14 ngày, mà còn làm tăng thêm chi phí nhiên liệu. Một số công ty vận tải biển đã áp dụng các khoản phụ phí để bù đắp cho các chi phí bổ sung. Theo công ty nghiên cứu và tư vấn hàng hải Drewry, phí vận chuyển một container 40 feet từ Trung Quốc đến châu Âu qua Biển Đỏ hiện khoảng 4.000 USD, tăng 248% so với mức 1.148 USD ghi nhận vào ngày 21/11/2023. Còn theo Flexport, giá cước từ châu Á đến Bắc Mỹ đã tăng 75% trong tháng qua, và sẽ tăng từ 50% đến 100% trong nửa cuối tháng 1 này. Phí bảo hiểm tăng và chi phí định tuyến lại sẽ tác động chậm nhưng đều đặn đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Điều này kéo theo lo ngại nguy cơ giá cả tăng cao và đứt gãy chuỗi cung ứng, đe dọa tới nền kinh tế vừa phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Trước tình hình này, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 10/1 đã thông qua nghị quyết yêu cầu lực lượng Houthi ngừng ngay lập tức các vụ tấn công nhằm vào tàu thuyền ở Biển Đỏ. Mỹ và các đồng minh cũng đã tập hợp một lực lượng hải quân đa quốc gia để ứng phó với mối đe dọa tấn công tại Biển Đỏ. Tuy nhiên, đến nay, liên minh hải quân có tên “Chiến dịch Người bảo vệ thịnh vượng” vẫn chưa thể hạn chế được số lượng các cuộc tấn công để khôi phục niềm tin vào tuyến vận tải Biển Đỏ. Bản thân việc điều động lực lượng tham gia liên minh cũng gây tốn kém cho Mỹ và các đồng minh.
Do đó, để giải quyết những thách thức nhiều mặt do cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đặt ra, hơn lúc nào hết cộng đồng quốc tế phải tập trung vào thúc đẩy phát triển khu vực và tạo ra các hệ thống cung ứng toàn cầu linh hoạt hơn để tìm ra giải pháp lâu dài.