TheệpvừavànhỏXươngsốngchosựpháttriểnchuỗicungứngtạiViệbảng xếp hạng cúp c1 châu áo dữ liệu mới nhất của Ngân hàngThế giới, ngành sản xuất đóng góp một phần đáng kể 24% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam, đưa quốc gia này vào top 10 nền kinh tếphụ thuộc vào sản xuất trên thế giới. Tổng cục Thống kê cũng công bố mức tăng trưởng GDP ấn tượng ở mức 7,4% trong quý ba và 6,82% trong chín tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái.
FDI - Động lực thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế của Việt Nam
Động lực chính cho sự chuyển đổi của nền kinh tế là đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI). Năm 2023, Việt Nam chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc của FDI, lên tới 32,1%, mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2016, theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê. Khu vực FDI đóng góp xấp xỉ 22,1% vào GDP của đất nước và tạo công ăn việc làm cho khoảng 8,5 triệu lao động, chiếm 22,8% tổng lực lượng lao động trong nền kinh tế Việt Nam.
Số lượng dự ánFDI đã đăng ký tại Việt Nam từ 2013 đến 2023 |
Trong đó, phát triển bất động sảncông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI vào Việt Nam. Hiện tại, cả nước đã có khoảng 425 khu công nghiệp (KCN), trải rộng trên diện tích khoảng 130.000 ha, trong đó gần 89.000 ha đã sẵn sàng cho thuê. Những năm gần đây, các khu công nghiệp hoạt động ghi nhận tỷ lệ lấp đầy ấn tượng, đồng thời có nhiều dự án mới đang gia tăng để mở rộng diện tích đất cho thuê, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệpvừa và nhỏ là xương sống cho sự phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của việc củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp trong nước, đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các ngành công nghiệp cũng như đóng góp đáng kể vào sự phát triển của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, mức độ tham gia của các SME vào chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn rất hạn chế. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ có khoảng 5.000 SME tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chỉ chiếm khoảng 0,001% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam.
Để giải quyết những thách thức này, việc thu hút các nhà cung cấp có tên tuổi là điều cần thiết để Việt Nam nâng cao vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp SMEs bên cạnh việc thu hút “đại bàng”.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xây sẵn mở ra cơ hội cho Việt Nam vươn lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu đòi hỏi nhiều nỗ lực trên nhiều phương diện. Trong hành trình đầy tham vọng này, những nhà phát triển bất động sản công nghiệp & logistics thứ cấp, điển hình như doanh nghiệp BW Industrial Development JSC (BW) đóng vai trò then chốt trong việc giúp Việt Nam từng bước hội nhập sâu rộng hơn trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Trên thực tế, các nhà đầu tư thứ cấp như BW cung cấp cơ sở hạ tầng xây sẵn, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn cao, cho phép các nhà sản xuất quốc tế thiết lập hoạt động nhanh chóng tại Việt Nam. Hiện nay, khoảng 85% khách hàng của BW đến từ các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Ước tính gần 70% diện tích cho thuê của BW được sử dụng cho các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, trong đó, ngành điện tử chiếm tỷ lệ lớn nhất với 40% khách hàng. Điều này thể hiện rõ chất lượng và tầm vóc của các nhà sản xuất mà Việt Nam đang thu hút cũng như việc chính phủ đang hết sức ưu tiên các dự án trong các lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, chất bán dẫn, đổi mới và năng lượng tái tạo.
Cơ hội đầu tư: Khai mở tiềm năng trong các lĩnh vực giá trị cao
Các nhà máy xây sẵn đóng vai trò như các địa điểm sản xuất ban đầu, cho phép các nhà đầu tư FDI có thời gian phát triển kế hoạch đầu tư lớn hơn. |
Kể từ năm 2018, các khách thuê sản xuất của BW đã đầu tư khoảng 760 triệu USD tại Việt Nam, chủ yếu trong các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Đáng chú ý, 356 triệu USD trong số này đến từ các doanh nghiệp điện tử, minh chứng cho sức hút mạnh mẽ của Việt Nam đối với những dự án công nghệ cao.
Ngoài ra, BW đã xây dựng một trong những trung tâm logistics thương mại điện tử đầu tiên & lớn nhất tại TP.HCM - trung tâm logistics và Thương mại điện tử BW Tân Phú Trung, với sự hiện diện của Shopee, J&T Express, 7Eleven, Giaohangtietkiem. Bên cạnh đó, các dự án công nghệ cao trong Trung tâm Công nghiệp BW Nhơn Trạch, chủ yếu tập trung vào các ngành có giá trị cao, đã thu hút vốn đăng ký tổng cộng 150 triệu USD từ các nhà sản xuất điện tử.
"Các cơ sở xây sẵn của BW đóng vai trò là địa điểm sản xuất ban đầu, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có thời gian phát triển kế hoạch đầu tư, tìm kiếm đất đai và xây dựng nhà máy riêng", ông Lance Li, CEO của BW, cho biết. Ông cũng cho hay trong tám tháng đầu năm 2024, diện tích thuê của BW đã tăng 45% so với năm trước, dự kiến đạt 1 triệu mét vuông trong năm nay.
"Trong khi BW đóng vai trò là cầu nối quan trọng trong việc thu hút các khoản đầu tư đáng kể, chủ yếu vào các ngành có giá trị gia tăng cao, thì vẫn còn những thách thức, đặc biệt là liên quan đến việc xem xét và phê duyệt Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) cho các dự án mới., tình trạng đầu cơ đất đã xuất hiện khiến Ban Quản Lý KCN các tỉnh trở nên chọn lọc hơn về việc sàng lọc dự án. Nói cách khác, các cá nhân tích trữ đất để kiếm lời thay vì thực hiện dự án, làm phức tạp thêm quá trình phê duyệt. Do đó, việc phân biệt giữa nhà đầu cơ và nhà phát triển BĐS chuyên nghiệp và có cơ chế hỗ trợ các nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp là tác nhân quan trọng thúc đẩy các khoản đầu tư FDI trong lĩnh vực sản xuất”, ông Li nhấn mạnh.