发布时间:2025-01-10 20:23:44 来源:88Point 作者:World Cup
Tuy nhiên,ảinắmbắttốttìnhhìnhthịtrườti so ajax “niềm vui ngắn chẳng tày gang”. Theo Bộ NN&PTNT, từ cuối năm 2018, giá lúa tươi (IR50404) tại ruộng có dấu hiệu sụt giảm. Đầu tháng 2/2019, giá lúa đã sụt xuống 4.200-4.400 đồng/kg; loại thóc hạt dài (OM 504) giảm còn 4.500 đồng/kg. Khối lượng gạo XK trong tháng đầu tiên của năm 2019 sụt giảm cả về sản lượng lẫn giá trị. Nguyên nhân được chỉ ra là do một số thị trường vẫn còn lượng gạo dư của 2018 nên chưa có nhu cầu NK trong đầu năm. Ngoài ra, thị trường lớn nhất XK gạo của Việt Nam là Trung Quốc đã xuất hiện thách thức mới.
Trên thực tế, từ góc độ của ngành Công Thương, tại cuộc họp chiều 19/2 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo một số bộ, ngành về tình hình lúa gạo xuống giá, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã khẳng định: Nhu cầu NK gạo năm 2019 thấp hơn so với những năm trước. Cụ thể, tại Indonesia năm 2018 đã NK một khối lượng lớn nên năm nay dừng NK. Tại Bangladesh năm 2018 nhập 1,4 triệu tấn thì sang năm 2019 chỉ nhập 400 nghìn tấn... Tất cả những yếu tố này, phía Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã bàn và nhận định: Năm 2019, XK gạo không dễ dàng.
Ở phần địa phương, doanh nghiệp, trước tình hình giá lúa gạo giảm sâu, ngay ngày 13/2 vừa qua, lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ đã phải họp khẩn với các doanh nghiệp XK lúa gạo và 13 ngân hàng (có chi nhánh tại Cần Thơ) để bàn giải pháp, kế hoạch hỗ trợ người dân. Tại đây, không ít doanh nghiệp cho rằng, doanh nghiệp đang bị thiếu thông tin thị trường, đặc biệt là thị trường lớn là Trung Quốc. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Cần Thơ đưa ra đề nghị Sở Công Thương, Sở NN&PTNT tiếp cận nắm thông tin thị trường lúa gạo từ các bộ, ngành Trung ương, báo lại cho doanh nghiệp sớm, đặc biệt là các cuộc đàm phán quan trọng, chính sách mới của thị trường có sức ảnh hưởng lớn đến XK như Trung Quốc.
Nhìn nhận ở nhiều góc độ như vậy để thấy rằng, dù là nước nhiều năm đứng "top" đầu thế giới về XK lúa gạo, song khâu nắm bắt, dự báo cũng như phổ biến thông tin, định hướng thị trường lúa gạo của Việt Nam còn không ít bất cập. Điều đó thể hiện khá rõ ở tình trạng thiếu chủ động, phối hợp chưa thực sự chặt chẽ giữa các bộ, ngành Trung ương với nhau và giữa Trung ương với địa phương...
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, cùng với đó mức độ cạnh tranh đặt ra cho các ngành hàng, doanh nghiệp cũng ngày một tăng lên. Để không rơi vào tình trạng bị động, khó khăn, đặc biệt khi những thị trường lớn, quan trọng với nông sản nói chung, lúa gạo nói riêng như Trung Quốc có đổi thay, rõ ràng cần cái "bắt tay" chặt chẽ hơn giữa các bộ, ngành liên quan. Điều này giúp nâng cao hiệu quả nắm bắt thông tin, đưa ra đánh giá, dự báo, định hướng thị trường kịp thời, từ đó tác động đổi thay khâu sản xuất để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và cơ cấu lại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường toàn cầu.
相关文章
随便看看