【nhan dinh keonhacai】Hiểu sao cho đúng thông tin 'ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào'
Thảo luận tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng 16/9,ểusaochođúngthôngtinngânsáchtrungươnggầnnhưkhôngcònđồngnànhan dinh keonhacai đáp lại những ý kiến về việc bổ sung thêm các gói, chương trình hỗ trợ DN, báo chí trích lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chia sẻ hiện nay ngân sách nhà nước rất khó khăn. Ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào, hàng chục ngàn chiến sĩ công an, quân đội đang tham gia chống dịch ở phía Nam, nhưng không có ngân sách để cấp. Ngân sách dự phòng thì đã hết.
Chiều 17/9, Bộ Tài chính phát đi thông tin làm rõ lại phát biểu này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc |
Theo Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã báo cáo UBTVQH, hiện nay Ngân sách dự phòng Trung ương (17.500 tỷ) đã chi hết, trong khi đó nhu cầu chi cho công tác phòng chống dịch đối với các lực lượng tham gia phòng chống dịch như Công an, Quân đội và các địa phương là rất lớn. Do đó, Chính phủ đã trình UBTVQH cho phép chuyển nguồn tiết kiệm chi thường xuyên 14.620 tỷ điều chỉnh vào Dự phòng Ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ chi cấp bách cho công tác phòng chống dịch Covid-19.
Tại cuộc họp, một thông tin khác được đưa ra cũng khiến nhiều người băn khoăn. Đó là trong bối cảnh giãn cách xã hội ở 23 tỉnh thành, DN đang cực kỳ khó khăn, số thu thuế hiện giảm gần 50% và tới đây còn giảm nữa.
Bộ Tài chính: |
Tính đến hết tháng 8, ngân sách nhà nước đã chi 18,8 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch (17,2 nghìn tỷ đồng) và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (1,6 nghìn tỷ đồng). |
Con số “thu thuế hiện giảm gần 50%” khiến không ít người ngạc nhiên. Bởi lẽ, báo cáo mới nhất cho thấy thu ngân sách vẫn tăng khá cao trong 8 tháng đầu năm. Như vậy, phải hiểu con số Bộ trưởng Tài chính nêu ra như thế nào?
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm ước đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 14,3%so với cùng kỳ năm 2020 (ngân sách trung ương ước đạt 71,4% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 78,9% dự toán).
Trong đó, thu nội địa 8 tháng ước đạt 820,4 nghìn tỷ đồng, bằng 72,4% dự toán, tăng 12%so cùng kỳ năm 2020.
Về thu từ xuất nhập khẩu 8 tháng, báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy: Lũy kế từ đầu năm đến ngày 30/8/2021 đạt 256.920 tỷ đồng, tăng tới 29,35%so với cùng kỳ năm trước.
Điều này có nghĩa, cả thu nội địa và thu từ xuất nhập khẩu đều có mức tăng khá cao. Đó là chưa kể hàng chục nghìn tỷ được gia hạn thuế, tiền thuế đất chưa nộp.
Kết quả thực hiện, tính đến hết tháng 8 (24/8/2021), cơ quan thuế đã thực hiện gia hạn cho 139.032 NNT (gồm 119.557 DN, tổ chức và 19.475 hộ, cá nhân kinh doanh) với tổng số thuế, tiền thuê đất đã gia hạn là 72.744 tỷ đồng, trong đó, số đã nộp ngân sách là 26.439 tỷ đồng, số còn tiếp tục gia hạn là 46.334 tỷ đồng. |
Theo Tổng cục Thuế, số thu ngân sách tháng 8 đã cho thấy tác động nặng nề, toàn diện của dịch bệnh Covid-19 đến hầu hết hoạt động của nền kinh tế và số thu ngân sách.
Báo cáo tại hội nghị giao ban trực tuyến của Bộ Tài chính diễn ra vào ngày 7/9, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn phần nào làm rõ hơn về con số Bộ trưởng Tài chính đưa ra, rằng thu thuế giảm gần 50%.
Nếu tính theo khu vực kinh tế, số thu tháng 8 từ 3 khu vực kinh tế chỉ đạt 24.700 tỷ đồng, bằng 43% so với số thu bình quân 7 tháng đầu năm. Trong đó, thu từ khu vực DN Nhà nước; DN có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh chỉ đạt lần lượt là 60%; 41%; 35,7%. Tỷ lệ này cũng cho thấy khu vực ngoài quốc doanh đang bị tác động nặng nề nhất từ đại dịch Covid.
Theo Tổng cục Thuế, riêng đối với 23 địa phương đang thực hiện giãn cách có tỷ trọng chiếm gần 70% tổng thu ngân sách (trừ dầu) thực hiện 7 tháng, số thu chiếm 66,1% tổng thu ngân sách nhưng thực hiện tháng 8 chỉ chiếm 55,6% giảm trên 10% so với thực hiện 7 tháng.
Đây là những con số khiến ngành Tài chính âu lo vì số thu thuế tháng 8 giảm mạnh so với các tháng trước.
Thu ngân sách chịu tác động từ dịch Covid-19, nhất là từ tháng 8. Biểu đồ: Lương Bằng |
Theo Bộ Tài chính, do ảnh hưởng của đợt dịch tái bùng phát từ tháng 4, diễn biến thu nội địa giảm dần từ tháng 4 đến nay. Tháng 4 thu được 115,6 nghìn tỷ đồng; tháng 5 thu được 85 nghìn tỷ đồng; tháng 6 thu được 80,5 nghìn tỷ đồng; tháng 7 thu được 114,4 nghìn tỷ đồng, nếu không kể 37 nghìn tỷ đồng tăng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai và nộp theo quý, thì chỉ thu được 77,4 nghìn tỷ đồng (6,8% dự toán); tháng 8 thu được 63,2 nghìn tỷ đồng, giảm 14,2 nghìn tỷ đồng so với tháng 7 (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp nộp theo quý).
Điều này báo hiệu những tháng cuối năm, nếu dịch bệnh không được kiểm soát, doanh nghiệp bị tạm dừng hoạt động nhiều, thì thu ngân sách có khả năng bị ảnh hưởng mạnh.
Tổng cục Thuế đã yêu cầu các Cục Thuế theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế, tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu, qua đó, xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý thu hiệu quả, kiến nghị với UBND các tỉnh.
Còn tình hình đến nay, ngân sách vẫn đang tăng thu, không giảm. Thậm chí, do tiến độ chi ngân sách thấp hơn tiến độ thu ngân sách (chi đầu tư công giải ngân chậm), nên về tổng thể cân đối ngân sách 8 tháng vẫn đang "bội thu", tức thu nhiều hơn chi. Đáng chú ý, cân đối ngân sách trung ương có bội chi (chi nhiều hơn thu), còn ngân sách địa phương có thặng dư lớn.
Theo Tổng cục Thuế, số thu ngân sách tháng 8 giảm mạnh ở hầu hết các sắc thuế chính như: thuế GTGT chỉ đạt 57% số thu bình quân 7 tháng đầu năm; thuế TTĐB chỉ đạt 59,5%; thuế TNCN chỉ đạt 60%; thuế BVMT chỉ đạt 3.800 tỷ, bằng 72% số thu bình quân 7 tháng đầu năm. Đặc biệt, số thu lệ phí trước bạ tháng 8 chỉ đạt 970 tỷ đồng, mức thấp đột biến kể từ tháng 1/2020, thấp hơn mức bình quân 7 tháng đầu năm đến trên 2.300 tỷ đồng.