Tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ giúp người lao động giảm bớt khó khăn khi mất việc làm.
Lao động đăng ký hưởng BHTN tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.
Với chị Phan Thị Cẩm Tiên,Điểmtựavữngchắccủangườilaođộnhận định bóng đá úc hôm nay ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, mấy tháng qua nhờ được hưởng trợ cấp thất nghiệp cuộc sống gia đình cũng đỡ vất vả. Chị Tiên làm trong công ty may ở Thành phố Hồ Chí Minh và tham gia BHTN. Do gia đình có việc chị nghỉ làm về quê và làm thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. “Tôi được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, mỗi tháng 2,9 triệu đồng. Số tiền trợ cấp này rất có ích và cần thiết với gia đình chúng tôi. Hơn nữa, tôi còn được cán bộ, nhân viên Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tư vấn, giới thiệu một số công việc đang được tuyển dụng. Đây là sự hỗ trợ đắc lực giúp tôi sớm tìm được việc làm mới, để ổn định cuộc sống”, chị Tiên bày tỏ.
Tình trạng mất việc làm, thiếu việc làm đang là áp lực lớn đối với người lao động trong cả nước nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng. Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thì chính sách BHTN được ban hành, góp phần chia sẻ khó khăn với người lao động. Lúc mới ban hành, nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động chưa mặn mà tham gia. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy lợi ích thiết thực, mọi người đã có cái nhìn tích cực hơn trong việc tham gia chính sách ý nghĩa này. Từ đó, số người tham gia BHTN ngày càng tăng. Nếu như năm 2010, toàn tỉnh có 818 lao động hưởng BHTN, đến năm 2019 con số đó đã tăng lên 5.938 lao động.
Cùng với chi trả trợ cấp thất nghiệp, công tác tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề cũng là nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chính sách BHTN đang được Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đẩy mạnh trong thời gian qua. Bà Trần Xuân Duyên, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, khẳng định hỗ trợ học nghề là một trong những điểm ưu việt của chính sách BHTN rất cần thiết với người lao động, giúp họ có thể thay đổi công việc, sớm trở lại thị trường lao động cũng như góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh. Hiện nay, trung tâm hỗ trợ người lao động học nghề lái xe. Cùng với đó, kết hợp với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh tư vấn, giới thiệu các nghề đang được đào tạo tại các trung tâm đến lao động thất nghiệp.
Chính sách BHTN đã và đang là điểm tựa cho người lao động khi bị mất việc làm, để họ ổn định cuộc sống. Khi tham gia BHTN người lao động đóng 1% tiền lương, tiền công tháng, nhưng khi nghỉ việc được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, tính đến ngày 14-7, trung tâm đã tiếp nhận 5.612 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Qua đó đã thẩm định và ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 4.879 người.
Khẳng định vai trò của chính sách BHTN trong việc đảm bảo an sinh xã hội, bà Trần Xuân Duyên, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, cho biết: “Khi tham gia BHTN, người lao động mất việc làm không chỉ được trợ cấp một khoản kinh phí để trang trải cuộc sống mà còn được giúp đỡ về mặt tinh thần, được tư vấn giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề. Trong thời gian tới, trung tâm tiếp tục đẩy mạnh công tác tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề đưa người lao động sớm trở lại thị trường lao động. Cùng với đó, tuyên truyền về các quy định mới liên quan đến việc tham gia và hưởng BHTN của người lao động, góp phần đưa chính sách ngày càng đi vào cuộc sống...”.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU