Thông tin đăng ký kinh doanh hôm 24/5 của Công ty Giấy Sài Gòn (Saigon Paper) cho biết,ậpđoànSojitzNhậtBảnchitriệuUSDthâutómcôngtyGiấySàiGòbóng đá số tập đoàn Sojitz đã nắm giữ 95% cổ phần của công ty này. Theo Nikkei Asian Review, tập đoàn Nhật Bản đã chi ra 91 triệu USD, khoảng gần 2.000 tỷ đồng cho thương vụ này.
Thành lập vào năm 1997, từ cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, Giấy Sài Gòn đã nhanh chóng phát triển thành công ty sản xuất giấy tiêu dùng và giấy công nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Công ty đang cung cấp các sản phẩm giấy tiêu dùng thông qua hai nhãn hiệu hàng đầu Bless You (thuộc phân khúc cao cấp) và SaiGon (thuộc phân khúc phổ thông). Ngoài ra còn các sản phẩm giấy công nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất bao bì carton.
Sau khi được đầu tư các nhà máy mới từ năm 2013, Saigon Paper đang sở các dây chuyền sản xuất hiện đại với tổng công suất 273.000 tấn/năm (giấy tiêu dùng 40.560 tấn và giấy làm bao bì carton 232.440 tấn). Ước tính năng lực sản xuất của Saigon Paper chiếm khoảng 18% thị phần toàn ngành.
Năm 2016, công ty đạt doanh thu gần 2.400 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2015 và lãnh đạo công ty kỳ vọng tốc độ tăng trưởng cao hơn trong các năm tiếp theo nhờ vào nhu cầu tiêu thụ giấy tiêu dùng và công nghiệp trong nước tăng cao.
Tập đoàn Sojitz là một trong những doan nghiệp đầu tiên của Nhật Bản đầu tư vào thị trường Việt Nam từ năm 1986.
Hiện nay, đầu tư của Sojitz chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: điện, dầu khí, phân bón, hạ tầng khu công nghiệp, phân phối bột mì, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc và gần đây là lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là gạo chất lượng cao.
Trong lĩnh vực sản xuất giấy, Sojitz cùng với đối tác Ấn Độ có kế hoạch xây dựng nhà máy bột giấy trị giá 154 triệu USD tại Dung Quất, Quảng Ngãi từ năm 2013. Tuy nhiên do vướng quy hoạch, đến năm 2015, dự án mới được tập đoàn này đề xuất xây dựng tại Quảng Ninh với công suất 150.000 tấn bột giấy/năm.
Việc thâu tóm Saigon Papper giúp Sojitz nhanh chóng bước chân vào thị trường sản xuất giấy của Việt Nam, trong đó lĩnh vực bao bì giấy đăng tăng trưởng nhanh. Đồng thời đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đang tăng cao sau các thay đổi về chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia này.
Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất giấy công nghiệp hiện nay các nhà máy chiếm tỷ trọng lớn về công suất của Saigon Paper (Bà Rịa-Vũng Tàu), Vina Kraft (Bình Dương), Chang Yeng (Bình Dương) đều thuộc về các công ty nước ngoài.