【lịch bóng ngày mai】Triển lãm Giảng Võ

TheểnlãmGiảngVõlịch bóng ngày maio những tin tức mới nhất trên báo Giao Thông, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã thông báo kết quả đăng ký mua cổ phần của công ty TNHH MTV Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam – chủ sở hữu của khu đất vàng Triển lãm Giảng Võ. Hiện đã có 29 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần của VEFAC, trong đó có 1 tổ chức và 28 cá nhân.

Theo đó, sau khi cổ phần hóa, vốn điều lệ VEFAC sẽ tăng từ 166,6 tỷ đồng lên 1.666 tỷ đồng, trong đó, Nhà nước sẽ năm giữ 10% cổ phần, nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 80% cổ phần, người lao động giữ 0,24% cổ phần, còn 9,76% cổ phần còn lại sẽ được bán đấu giá công khai.

Khu đất vàng Triển lãm Giảng Võ đang là tâm điểm chú ý của giới đầu tư

Khu đất vàng Triển lãm Giảng Võ đang là tâm điểm chú ý của giới đầu tư

Lượng cổ phần đặt mua đạt 620.500 đơn vị, chiếm gần 4% tổng số chào bán công khai. Được biết, nhà đầu tư chiến lược duy nhất của VEFAC chính là Tập đoàn Vingroup, tất nhiên VEFAC sẽ chào bán 80% cổ phần cho đối tác chiến lược này. Số cổ phần còn lại sẽ được đấu giá trong phiên ngày 20/3.

Có thể nói, trong thời điểm này, mọi con mắt đều đổ dồn vào miếng đất vàng hiếm hoi còn sót lại giữa trung tâm Thủ đô nhưng ít người biết rằng phía sau "miếng hời" này là "phần chìm của tảng băng nghĩa vụ" đầy thách thức và không dễ "nuốt trôi".

Theo thông tin trên báo Vietnamnet, Triển lãm Giảng Võ hiện thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH MTV Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC). Theo thông tin được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, việc cổ phần hóa VEFAC có 3 dự án thành phần gắn liền với nhau: Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia trên trục Nhật Tân - Nội Bài (Dự án Nhật Tân - Nội Bài), Dự án Giảng Võ và Dự án Mễ Trì.

Trong đó, dự án Nhật Tân - Nội Bài sẽ là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia, thay thế cho Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam hiện tại. Công trình này được xác định là nơi đăng cai tổ chức các sự kiện lớn mang tính chất quốc gia nên kinh phí đầu tư rất lớn, trị giá xây dựng sơ bộ ít nhất lên đến 4.000 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng các khu hỗ trợ.

Để sở hữu ‘miếng hời’ Triển lãm Giảng Võ, nhà đầu tư phải có số vốn ít nhất 4000 tỷ đồng

Để sở hữu ‘miếng hời’ Triển lãm Giảng Võ, nhà đầu tư phải có số vốn ít nhất 4000 tỷ đồng

Nhiều chuyên gia nhận định, chi phí khổng lồ này chính là "phần chìm của tảng băng nghĩa vụ và trách nhiệm" đầy khó khăn và thách thức trong thương vụ này.

Cụ thể, để có thể sở hữu miếng đất vàng Triển Lãm Giảng Võ, nhà đầu tư phải hoàn tất toàn bộ dự án Nhật Tân - Nội Bài và bàn giao lại cho VEFAC như một hình thức BT. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư phải ‘tự túc’ bằng chính nguồn vốn của mình ít nhất 4.000 tỷ đồng để hoàn thiện dự án Nhật Tân - Nội Bài và "giao đứt" lại cho VEFAC khai thác sử dụng.

Tuy nhiên, nhà đầu tư còn phải đối mặt với nhiều áp lực rất lớn về tiến độ và các tiêu chuẩn khắt khe khác. Một vấn đề đang khiến nhà đầu tư ‘đau đầu’ là về thời gian bàn giao dự án. Cụ thể, đến cuối năm 2018, nhà đầu tư bắt buộc phải hoàn thiện và bàn giao được Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia cho VEFAC với chất lượng và tiêu chuẩn đạt yêu cầu là công trình mang tính biểu tượng quốc gia.

Nếu làm chậm tiến độ hoặc không đạt yêu cầu về chất lượng xây dựng hay chưa đạt các tiêu chuẩn, nhà đầu tư hoàn toàn phải chịu rủi ro bị thu hồi lại quyền triển khai dự án và không được hoàn lại kinh phí đã đầu tư.

Thời gian bàn giao dự án cũng là bài toán hóc búa xoay quay dự án Triển lãm Giảng Võ

Thời gian bàn giao dự án cũng là bài toán hóc búa xoay quay dự án Triển lãm Giảng Võ

Đây được coi là bài toán hóc búa với nhà đầu tư bởi từ nay đến 2018 chỉ còn 3 năm, trong khi Dự án Nhật Tân - Nội Bài mới có về chủ trương, chưa có bất kỳ ý tưởng, kế hoạch nào cụ thể, thậm chí khu đất nào được chọn cũng chưa xác định chính xác.

Có thể thấy, cuộc đua giành miếng đất vàng Triển Lãm Giảng Võ vô cùng khắc nghiệt và ẩn chứa nhiều rủi ro vì dự án CPH VEFAC đòi hỏi tính liên tục rất cao (về tiến độ, vốn, khối lượng công việc) với nghĩa vụ phải đi trước, quyền lợi đi sau.

Đó cũng là lý do vì sao một số chuyên gia vẫn cho rằng, ngay cả với Vingroup, "miếng hời" đất vàng Triển Lãm Giảng Võ cũng không hề "dễ nuốt". Vì không giống như những dự án khác, được toàn quyền chủ động từ A-Z, từ đó thúc đẩy được tiến độ, với dự án này Vingroup bị chi phối bởi nhiều yếu tố mà bản thân DN sẽ không hoàn toàn chủ động được. Và liệu Vingroup sẽ giải bài toán này như thế nào đang là vấn đề lớn được giới đầu tư quan tâm.

Minh Thùy (T/h)

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao dự án cao tốc Dầu Giầy