Cúp C1

【lịch bóng đá hôm nay.】Thị trường trái phiếu chính phủ: Cơ cấu nhà đầu tư đang dịch chuyển tích cực

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Từ đầu năm tới nay, tỷ lệ trúng thầu của các kỳ hạn từ 15 năm trở lên đã chiếm tới 45,8%.Điều này ch lịch bóng đá hôm nay.

chung khoan

Từ đầu năm tới nay,ịtrườngtráiphiếuchínhphủCơcấunhàđầutưđangdịchchuyểntíchcựlịch bóng đá hôm nay. tỷ lệ trúng thầu của các kỳ hạn từ 15 năm trở lên đã chiếm tới 45,8%.

Điều này cho thấy, cơ cấu nhà đầu tư đang có sự dịch chuyển theo chiều hướng tích cực, mở rộng từ khối ngân hàng sang các công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư khác.

Tỷ trọng trúng thầu nghiêng về các kỳ hạn dài

Tiếp nối xu hướng của năm 2016, công tác đấu thầu TPCP 5 tháng đầu năm 2017 có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đó, kỳ hạn phát hành của TPCP dài hơn; tỷ lệ trúng thầu của trái phiếu có kỳ hạn dài ở mức cao và lãi suất trúng thầu ở tất cả các kỳ hạn đều giảm so với cuối năm 2016.

Số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, tính đến ngày 6/6/2017, đã có 122 phiên đấu thầu TPCP được tổ chức tại HNX, với tổng khối lượng trúng thầu đạt 121.016 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2016 vì kế hoạch gọi thầu năm nay thấp hơn. Trong 121.016 tỷ đồng trúng thầu, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 103.396 tỷ đồng, đạt 56,4% kế hoạch năm; Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 6.220 tỷ đồng và Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động được 11.400 tỷ đồng.

So với tổng khối lượng trúng thầu toàn thị trường, tỷ trọng của kỳ hạn 5 năm chiếm 22,51%; kỳ hạn 7 năm chiếm 17,52%; 10 năm chiếm 14,16%; 15 năm chiếm 17,48%; 20 năm chiếm 10,43% và 30 năm là 17,87%.

Cùng với đó, mức độ quan tâm và nhu cầu của thành viên, nhà đầu tư về TPCP khá cao. Điều này thể hiện qua khối lượng đặt thầu toàn thị trường gấp 3,14 lần so với khối lượng gọi thầu, cao hơn so với mức 2,46 lần của cùng kỳ năm 2016. Mặc dù có thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016, tuy nhiên tỷ lệ trúng thầu trên khối lượng gọi thầu toàn thị trường vẫn ở mức khá với 76,87%.

Một điểm đáng để ý khác là tỷ lệ trúng thầu/gọi thầu qua những tháng đầu năm đang nghiêng về các kỳ hạn dài và siêu dài. Theo đó, trái phiếu kỳ hạn 20 năm có tỷ lệ trúng thầu/gọi thầu cao nhất đạt 94,6%; tiếp đến là kỳ hạn 15 năm đạt 88,62%; kỳ hạn 30 năm là 87,23%. Trong khi đó, kỳ hạn ngắn 5 năm, con số này lại thấp nhất khi chỉ đạt 59,3%.

Cũng theo số liệu từ HNX, lãi suất trúng thầu 5 tháng đầu năm 2017 giảm trên tất cả các kỳ hạn. Lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm giảm từ mức 5,28%/năm cuối năm 2016 xuống còn 5,05%/năm tính đến 6/6/2017 (giảm 0,23%/năm). Các kỳ hạn còn lại có mức giảm từ 0,11%/năm đến 0,71%/năm so với cuối năm 2016. Trong đó, kỳ hạn 20 năm có lãi suất giảm mạnh nhất 0,71%/năm, tiếp đến là kỳ hạn 15 năm 0,56%/năm, kỳ hạn 30 năm 0,43%/năm so với cuối năm 2016.

Các công ty bảo hiểm vào cuộc nhiều hơn

Trong những tháng đầu năm nay, kỳ hạn của tất cả các trái phiếu gọi thầu đều từ 5 năm trở lên. Số liệu từ HNX cho biết, so với năm 2016, kỳ hạn phát hành bình quân của TPCP đã được kéo dài hơn đạt 13,8 năm, tăng 5,53 năm so với năm 2016 (kỳ hạn phát hành bình quân năm 2016 là 8,27 năm). Do vậy, năm nay, nhà đầu tư đã đặc biệt quan tâm đến TPCP kỳ hạn dài, khi tỷ lệ trúng thầu của các kỳ hạn từ 15 năm trở lên chiếm tới 45,8% tổng khối lượng trúng thầu toàn thị trường.

“Một trong những lý do giải thích cho hiện tượng này là sự tham gia tích cực của khối công ty bảo hiểm, vốn ưa thích kỳ hạn dài. Xu hướng này cho thấy cơ cấu nhà đầu tư đang có sự dịch chuyển tích cực, mở rộng từ khối các ngân hàng sang khối các công ty bảo hiểm và nhà đầu tư khác”, đại diện HNX cho hay.

Nếu như năm 2015, cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường tập trung chủ yếu là các ngân hàng thương mại nắm giữ khoảng 77% khối lượng trái TPCP; các nhà đầu tư khác chỉ nắm giữ khoảng 23%. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển hệ thống nhà đầu tư dài hạn trên thị trường, nhờ đó cơ cấu nhà đầu tư đã có sự dịch chuyển tích cực. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2016, tỷ lệ nắm giữ TPCP của các nhà đầu tư dài hạn như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi, doanh nghiệp bảo hiểm,... đã lên mức 44,6% và các ngân hàng thương mại chỉ còn 55,4%.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc gia tăng tỷ trọng trái phiếu kỳ hạn dài và đa dạng hóa cơ cấu nhà đầu tư là một trong những dấu hiệu chứng tỏ sự phát triển dần theo chiều sâu của thị trường TPCP Việt Nam. Bởi thông thường, tại các thị trường trái phiếu phát triển, cơ cấu nhà đầu tư tham gia thị trường khá cân bằng. Theo đó, tỷ trọng nắm giữ TPCP của các ngân hàng thương mại thường chỉ chiếm khoảng 20-30%, còn lại phân bổ tương đối đều cho các nhóm nhà đầu tư khác, đặc biệt là sự tham gia mạnh mẽ của các quỹ đầu tư.

Do vậy, định hướng trong thời gian tới, các tổ chức phát hành TPCP sẽ tiếp tục phát hành các trái phiếu có kỳ hạn dài để đáp ứng nhu cầu của khối công ty bảo hiểm và các nhà đầu tư có nhu cầu khác. Việc này đồng thời giúp kéo dài kỳ hạn phát hành bình quân của TPCP, nhằm giảm áp lực trả nợ cho Chính phủ trong thời gian ngắn hạn. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng hướng thị trường làm quen dần với các trái phiếu có kỳ hạn dài để tiến tới phát hành TPCP có kỳ hạn “siêu dài” 50 năm trong tương lai.

Chu Thái

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap