您现在的位置是:88Point > Nhận Định Bóng Đá

【kết quả trận hannover】Đề xuất hướng thanh lý dứt điểm Dự án Cảng Vân Phong

88Point2025-01-25 10:21:07【Nhận Định Bóng Đá】9人已围观

简介Dự ánĐầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong trong trong tình trạng thi công dang dở“Vỡ kết quả trận hannover

Dự ánĐầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong trong trong tình trạng thi công dang dở

“Vỡ mộng”

Sự bức bối là điều có thể nhận thấy trong Văn bản số 3028/HHVN-ĐT vừa được VIMC gửi tới Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT),ĐềxuấthướngthanhlýdứtđiểmDựánCảngVâkết quả trận hannover liên quan đến việc chuyển giao Tiểu dự án 1 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (Dự án Cảng Vân Phong) từ Cục Hàng hải Việt Nam về lại doanh nghiệpnày.

Trong Văn bản số 3208, VIMC cho biết, doanh nghiệp đã rất nhiều lần làm việc, gửi đề xuất tới các cơ quan chức năng về việc bàn giao lại Dự án Cảng Vân Phong, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Với tính chất cấp bách của việc xử lý tồn tại của Dự án, VIMC tha thiết kiến nghị Bộ trưởng, Thứ trưởng, các cơ quan thuộc Bộ GTVT sớm xem xét chỉ đạo quyết liệt việc bàn giao lại Dự án cho VIMC.

Bên cạnh đó, VIMC cũng kiến nghị Bộ GTVT sớm có quyết định ngừng thực hiện Dự án Cảng Vân Phong do Tổng công ty làm chủ đầu tưtheo đúng quy định của Luật Đầu tư.

Trước đó, tại Công văn số 7654/VPCP-CN, ngày 15/9/2020 về việc xử lý tồn tại liên quan đến Dự án Cảng Vân Phong do VIMC làm chủ đầu tư, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ: Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan xử lý dứt điểm theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

“Tuy nhiên, đến nay, Tổng công ty vẫn chưa nhận được chỉ đạo từ Bộ GTVT để xử lý tồn tại của dự án này”, Văn bản số 3208 của VIMC nêu.

Được biết, Dự án Cảng Vân Phong được triển khai tại vịnh Vân Phong, thuộc xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa). Với diện tích 750 ha, gồm 37 bến, chiều dài toàn bến khoảng 12.564 m, công suất thiết kế khoảng 17,5 triệu TEU/năm, tổng mức đầu tư 3,6 tỷ USD, công trình này được kỳ vọng là cảng trung chuyển nước sâu có thứ hạng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong giai đoạn khởi động, Dự án sẽ xây dựng 2 bến, tổng chiều dài mép bến là 690 m, quy mô sử dụng đất 42 ha, tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, công suất thiết kế 710.000 TEU/năm, có thể tiếp nhận tàu container có sức chở lên đến 9.000 TEU, thời gian thực hiện trong 20 tháng.

Dự án được Bộ GTVT phê duyệt năm 2007 và giao VMIC làm chủ đầu tư nhằm tạo thế và lực cho “ông lớn” ngành hàng hải sớm định vị vị thế hàng đầu trong phát triển cảng trung chuyển quốc tế. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cân đối nguồn vốn tự có, Dự án đã được triển khai thực hiện từ năm 2009.

Khi mới triển khai một số hạng mục đầu tiên thuộc Tiểu dự án 1, những tác động từ cuộc khủng hoảng kép kinh tế thế giới giai đoạn 2008 khiến Dự án không còn tính khả thi. Bản thân VIMC khi đó cũng bị hụt hơi, không có đủ năng lực tài chính để theo đuổi công trình. Chính vì vậy, để tránh lãng phí, được sự đồng ý của Chính phủ, năm 2012, Bộ GTVT đã chỉ đạo VIMC dừng thực hiện Dự án và bàn giao khối lượng thi công dang dở cho Cục Hàng hải Việt Nam.

Theo Bộ Tư pháp, VIMC đã bàn giao tài sản, hồ sơ của Dự án Cảng Vân Phong sang Cục Hàng hải Việt Nam để quản lý tài sản, nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng Dự án cho Cục Hàng hải Việt Nam. Giá trị đầu tư của dự án này đã được ghi nhận là chi phí xây dựng cơ bản dở dang (tạm tính là 150,23 tỷ đồng) và được tính vào giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ - VICM theo Quyết định số 3402/QĐ-BGTVT ngày 8/12/2017 của Bộ GTVT. Hiện nay, giá trị của Dự án tiếp tục được ghi nhận trên sổ sách kế toán của VIMC với số tiền 213 tỷ đồng.

Vì vậy, Bộ Tư pháp nêu quan điểm, về mặt pháp lý, việc xác định các tài sản của Dự án là tài sản của VIMC, nên việc thực hiện bàn giao lại tài sản của Dự án mà Cục Hàng hải Việt Nam đang quản lý về VIMC để thanh lý tài sản là hợp lý.

很赞哦!(5825)