Doanh nghiệp bất động sản tìm mọi cách “sống sót được”
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang xoay sở,ệpbấtđộngsảntìmmọicáchsốngsótđượatalanta vs torino tìm mọi cách để tồn tại, sống sót trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
"Chật vật" tìm mọi cách để để duy trì hoạt động
Từ nhiều tháng nay, khi thị trường địa ốc gần như đóng băng thanh khoản, dòng tiền bán hàng ngưng trệ, nguồn vốn trái phiếu, tín dụng ngân hàng ách tắc.
Số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể trong năm 2022 tăng 38,7% so với năm trước, ước lượng gần 1.200 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp ngừng kinh doanh trên thị trường rất lớn, nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoàn toàn nhưng chưa làm thủ tục giải thể.
Số môi giới phải nghỉ việc cũng lên đến hàng chục nghìn người, ước đạt 80% lực lượng môi giới trên toàn bộ thị trường. Đằng sau những con số biết nói đó là thanh khoản thị trường sụt giảm nghiêm trọng, thị trường chứng khoán đỏ lửa, vốn tín dụng ngân hàng ách tắc và hàng trăm nghìn tỷ đồng trái phiếu đến hạn thanh toán.
Nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản cho biết, nếu tình hình này kéo dài, không thể giải bài toán về dòng tiền, họ chỉ có thể "cầm cự" đến hết quý II/2023.
"Các doanh nghiệp địa ốc hiện đang cạn kiệt dòng tiền, kiệt quệ về sức lực để có thể tiếp tục duy trì hoạt động" cũng là nhận định của TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Theo ông Đính, các doanh nghiệp bất động sản hiện đang rất "chật vật" tìm mọi cách để để duy trì hoạt động. Trong đó, việc đầu tiên họ làm là thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản bộ máy lao động, thậm chí dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng dự án dở dang; dừng triển khai các dự án mới; sau đó là nỗ lực giảm giá để bán hàng, chuyển nhượng dự án.
Bức tranh màu xám của thị trường bất động sản đã khiến nhiều doanh nghiệp ở thế khó chồng khó, thậm chí phải nợ lương nhân viên, cắt giảm nhân sự vì không còn dòng tiền. Có doanh nghiệp đã cắt giảm tới 60 - 70% nhân sự, chỉ duy trì bộ máy hoạt động tối thiểu.
Việc thiếu tiền mặt cũng khiến nhiều chủ đầu tư dự án giảm giá sâu tới hàng chục % cho khách hàng mua nhà thanh toán 95% giá trị sản phẩm ngay khi ký hợp đồng mua bán thay vì mức chiết khấu thông thường chỉ từ 5 - 10% như trước đây.
Tại một dự án căn hộ tại Linh Đàm (Hà Nội), tổng mức chiết khấu hiện đã lên tới gần 40% nếu người mua thanh toán vượt tiến độ 95% giá trị căn hộ. Hiện các căn hộ tại dự án này đang được rao bán với giá từ 33 – 47 triệu đồng/m2, tuy nhiên, áp dụng mức ưu đãi khủng này, giá căn hộ chỉ còn khoảng 30 triệu đồng/m2, từ 2,4 tỷ đồng cho một căn hộ 2 phòng ngủ.
Dự án Meraki Residences Ecoprark cũng là một trong những chung cư có chính sách bán hàng gây chú ý trên thị trường hiện nay khi chủ đầu tư tung ra mức chiết khấu lên đến 18% giá trị căn hộ cho khách hàng không chọn vay ngân hàng, thanh toán sớm.
Tại TP. HCM, một dự án căn hộ tại TP. Thủ Đức vừa ra mắt cũng đã gây "sốc" cho thị trường với công bố có tổng chiết khấu lên đến 40% khi nhà đầu tư thanh toán vượt tiến độ đến 98%. Điều này có nghĩa một căn hộ 70m2 tại đây với giá gốc khoảng 4,76 tỷ đồng sẽ chỉ còn giá dưới 2,9 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc giảm giá để bán bất động sản cho khách hàng cũng không dễ. Theo nhiều chuyên gia, trong bối cảnh cạn room tín dụng và hạn chế nguồn vốn tín dụng vào thị trường bất động sản, nếu muốn thanh toán ngay 95% giá trị căn hộ để nhận mức chiết khấu, không có giải pháp nào khác ngoài việc họ phải có tiền mặt. Do đó, chính sách tưởng như rất hấp dẫn nhưng lại "bất khả thi" với đại đa số người mua nhà.
Đó là chưa kể với việc tăng lãi suất của các ngân hàng hiện nay, nếu tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, nhiều khách hàng cũng có sự đắn đo rất lớn khi cân đối đến khả năng trả nợ. Nhiều người mua nhà cũng cho rằng, trong bối cảnh thị trường trầm lắng, họ rất ngại khi xuống tiền vì lo sợ chủ đầu tư dự án gặp khó về nguồn vốn, dự án không thể triển khai đúng tiến độ.
Trong khi kênh bán hàng cho người mua nhà chưa thể khơi thông thanh khoản, nhất là khi niềm tin thị trường chưa trở lại, các chủ đầu tư địa ốc đã rất nỗ lực bán bớt tài sản để có dòng tiền.
Song, trên thị trường hiện nay không thiếu những dự án đã giảm tới 50% giá bán so với thời điểm sốt nóng vẫn không thể bán được hàng do pháp lý ách tắc, nhà đầu tư mới ngần ngại xuống tiền.
Thị trường bất động sản sẽ 'ấm' lên từ quý III năm nay
Trước bối cảnh hết sức khó khăn, theo nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, tăng khuyến mãi, chiết khấu, thậm chí giảm giá, chấp nhận "bán lỗ", để có dòng tiền, có thanh khoản. Các doanh nghiệp cần bằng mọi cách để "tồn tại trước đã" rồi mới tìm cơ hội phát triển trở lại.
TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng chưa bao giờ cụm từ "hỗ trợ", "giải cứu thị trường BĐS" xuất hiện nhiều như hiện nay. Nó cho thấy sự bất thường của thị trường BĐS có thể gây ra những hệ lụy cho nền kinh tế.
Để tháo gỡ vướng mắc lĩnh vực BĐS, chuyên gia này cho rằng cần rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, hỏi học từ quốc tế và tiếp cận đa chiều và đưa ra hai nhóm chính sách, ngắn hạn và dài hạn.
Trong đó, nhóm giải pháp ngắn hạn là những chính sách tập trung tháo gỡ vấn đề đang nóng nhất của thị trường, gồm pháp lý và vốn. Nếu tháo gỡ được vấn đề pháp lý thì hàng trăm dự án được giải tỏa, dòng tiền từ đây mà ra. Quan trọng hơn, tháo gỡ được vấn đề pháp lý chính là củng cố niềm tin cho thị trường.
Về vốn cho thị trường BĐS, TS. Cấn Văn Lực, cho rằng nóng nhất chính là vấn đề trái phiếu. Theo tính toán, khoảng 120.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn trong năm 2023, sang năm 2024 là khoảng 110.000 tỷ đồng. Mua lại lượng trái phiếu này đang gây áp lực rất lớn cho các nhà đầu tư BĐS.
Còn về vốn tín dụng cho lĩnh vực BĐS, TS. Cấn Văn Lực đề xuất cho phép cơ cấu lại nợ, giữ nhóm nợ. Việc này có thể gây ý kiến trái chiều vì nhiều ngành cũng ở hoàn cảnh cần cơ cấu nợ. Trong khi chuyên gia này không ủng hộ nới room tín dụng cho lĩnh vực BĐS, vì năm 2022 tín dụng cả hệ thống tăng trưởng 14,5%, riêng tín dụng cho BĐS đã tăng trưởng 24,2% thì năm nay không thể cao hơn. Vấn đề của BĐS là tắc ở trái phiếu doanh nghiệp.
Còn TS. Võ Trí Thành đặt niềm tin vào giải ngân đầu tư công của năm 2023 sẽ tốt hơn năm 2022. Nếu thực hiện được kế hoạch của Chính phủ, đạt 95% trong mục tiêu hơn 700.000 tỷ đồng sẽ là kết quả chưa từng có trong lịch sử đầu tư công ở nước ta.
Bên cạnh đó, những dự án hạ tầng lớn nhất của các địa phương, các trung tâm logistics lớn đang hình thành sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS.
Kế đó, TS. Võ Trí Thành cho rằng, bắt đầu từ năm 2023, theo quy hoạch tổng thể quốc gia thì một số tỉnh, thành phố sẽ có cơ chế đặc thù. Trong cơ chế đặc thù là vấn đề đô thị hoá, hạ tầng, khu công nghiệp có hướng phát triển rõ ràng hơn.
Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, cam kết đầu tư giải ngân khó tạo đột phá vì năm 2022 đã tăng mạnh, hơn 22 tỷ USD giải ngân đầu tư nước ngoài. Song theo TS. Võ Trí Thành, cam kết vốn đầu tư nước ngoài của năm nay có thể đạt 40 tỷ USD, đây là nguồn lực tích cực cho nền kinh tế.
Một điểm sáng kỳ vọng khác trong năm 2023 là thị trường du lịch, giữ mục tiêu 102 triệu khách nội địa như năm 2022 và 8 triệu khách quốc tế. Tăng trưởng của lĩnh vực du lịch liên quan chặt chẽ đến đầu tư BĐS nghỉ dưỡng.
Cuối cùng, TS. Võ Trí Thành cho rằng, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ mở đường cho các chương trình cải tạo chung cư cũ, các dự án nhà ở xã hội…
"Trong các chuyển động về chính sách, về quy hoạch, những giải pháp cho giải ngân đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài…. ít nhiều đều có tác động tích cực đến lĩnh vực BĐS", TS. Võ Trí Thành chia sẻ.