【tỷ số trận bỉ】Loa truyền thanh có thể 'cứu' nạn tắc đường, đừng vội vàng dỡ bỏ
Nạn tắc đường tại Hà Nội từ lâu đã trở thành nỗi kinh hoàng của người dân Thủ đô,ềnthanhcóthểcứunạntắcđườngđừngvộivàngdỡbỏtỷ số trận bỉ làm “đau đầu” nhà chức trách.
Là một công dân Việt Nam đang sinh sống tại Hà Nội, chứng kiến, chịu đựng thường xuyên cảnh tắc đường, tôi rất vui khi Hà Nội công bố tổ chức cuộc thi tuyển ý tưởng phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với phần thưởng lên tới 300.000 USD.
Việc này thể hiện lãnh đạo Hà Nội rất thấu hiểu nỗi khổ sở mà người dân đang hằng ngày phải đối mặt, từ đó quyết tâm đi tìm phương án giải bài toán tắc đường tại Thủ đô.
Tuy không nằm trong diện được tham gia cuộc thi trên nhưng tôi cũng xin mạn phép nêu ra một phương án, mong rằng nếu làm tốt sẽ hạn chế phần nào nạn tắc đường ở Hà Nội. Đó là nâng cao vai trò của truyền thanh tại cơ sở, phát triển hơn nữa mạng lưới VOV Giao thông ở Thủ đô. Nói cụ thể hơn là truyền các thông tin trên VOV Giao thông đến khắp các phố phường Hà Nội bằng hệ thống loa không dây trong giờ cao điểm.
Hãy biết tận dụng loa phát thanh để sao cho thật hữu ích. Ảnh Trí thức trẻ
Tôi xin giải thích rõ hơn về ý kiến này của mình. Như chúng ta đã biết, tắc đường xảy ra thường xuyên ở Hà Nội là do lượng xe cộ quá lớn đổ dồn về một tuyến đường nào đó, trong khi hạ tầng về giao thông tại đây chưa đủ để “chứa” số phương tiện này. Và nguyên nhân dẫn đến ách tắc chia đều cho cả ô tô và xe máy.
Việc ra đời của kênh VOV Giao thông (21/6/2009) cùng những thông tin về tình hình giao thông tại Hà Nội được cập nhật liên tục đã phần nào giúp giảm thiểu tắc đường, giúp người tham gia giao thông chọn được lộ trình thông thoáng hơn khi di chuyển.
Thông tin trên VOV Giao thông thời gian qua được nhiều người đánh giá cao, nhưng thực tế là hiện nay chỉ có người đi ô tô mới có thể nghe được Đài, mới biết được chỗ nào đang tắc, chỗ nào không. Trong khi đó số người đi xe máy ở Hà Nội rất lớn, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nạn tắc đường ở Thủ đô.
Từ dẫn giải trên, tôi xin đưa ra ý kiến của mình là VOV Giao thông nên phát huy hơn nữa vai trò của truyền thanh tại cơ sở, đặt loa ở các tuyến phố chính của thành phố. Như vậy, người dân ai cũng có thể nghe được VOV Giao thông (từ người đi bộ, người đi xe đạp cho đến những người đi xe máy, ô tô), giúp họ biết được tình hình giao thông đang ra sao, qua đó chọn được lộ trình phù hợp để di chuyển, tránh việc như hiện nay chỉ có người đi ô tô mới nghe được Đài.
Tôi lấy một ví dụ. Nhà chị Linh ở Trung Văn (Quận Nam Từ Liêm) và cơ quan ở đường Hoàng Quốc Việt. Từ nhà đến cơ quan có khá nhiều lối đi cho chị Linh lựa chọn. Có thể đi lối Đỗ Đức Dục - Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng rồi rẽ ra hoàng Quốc Việt (1). Hoặc có thể đi lối Phạm Hùng – Dương Đình Nghệ - Trần Thái Tông – Nguyễn Phong Sắc rồi ra Hoàng Quốc Việt (2). Cũng có thể đi đường Lê Văn Lương kéo dài – Trần Duy Hưng – Láng rồi lên đường trên cao đi ra thẳng Hoàng Quốc Việt (3).
Sau khi tan sở, chị Linh ra ngoài và được nghe Đài thông báo cung đường 1 đang bị tắc ở một đoạn nào đấy, tình trạng tắc ra sao (cục bộ hay vẫn có thể di chuyển chậm), qua đó chị Linh có thể tham khảo và lựa chọn đi cung đường 2 hoặc 3,…hay những cung đường khác.