Intel đầu tưthêm 475 triệu USD vào Việt Nam. |
Intel tăng vốn thêm 475 triệu USD
Công ty Intel Products Việt Nam (IPV,àđầutưnướcngoàirótvốnkhủngvàoViệkết quả c2 lượt đi thuộc Tập đoàn Intel, Hoa Kỳ) vừa nhận Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh dự ántại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP), với vốn đầu tư tăng thêm 475 triệu USD.
Ông Alan Danner, Giám đốc Tài chínhcủa Intel Products Việt Nam cho biết, Dự án được cấp phép năm 2006 và đi vào sản xuất năm 2010, với vốn đầu tư đăng ký tới trước khi tăng vốn là 1,04 tỷ USD.
“Intel đã sản xuất và xuất khẩu trên 2 tỷ sản phẩm thiết bị vi xử lý và bán dẫn. Tính tới năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu lũy kế của Intel đạt trên 50 tỷ USD và tạo ra gần 7.000 việc làm, trong đó có 2.700 nhân viên Intel”, ông Alan Danner thông tin.
Theo đại diện của IPV, khoản đầu tư trên giúp tăng cường sản xuất các sản phẩm 5G của Intel, bộ xử lý Intel Core với công nghệ Intel Hybrid và bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 10.
Với khoản đầu tư đó, Intel Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung giải quyết những giới hạn trong đổi mới, sáng tạo công nghệ và nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên tài năng để hiện thực hóa mục tiêu của Tập đoàn là “tạo ra công nghệ thay đổi thế giới, làm cho cuộc sống mỗi con người trên hành tinh trở nên tốt đẹp hơn”.
Cũng theo vị này, công ty tại Việt Nam là một phần quan trọng trong chuỗi sản xuất của Intel trên toàn thế giới.
Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Quản lý SHTP nhìn nhận, quyết định mở rộng đầu tư của Intel Việt Nam có nhiều ý nghĩa đối với Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệptrong và ngoài nước.
“Việc này cũng cho thấy sự tin tưởng của doanh nghiệp vào đội ngũ nhân lực trong nước cũng như môi trường đầu tư ổn định của Việt Nam”, ông Thi chia sẻ.
Samsung chuyển sang doanh nghiệp chế xuất
Dự án của Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex (SEHC) cũng vừa được cấp có thẩm quyền đồng ý điều chỉnh thông tin dự án và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, từ doanh nghiệp công nghệ cao sang doanh nghiệp chế xuất.
Tháng 9/2020, UBND TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho SEHC chuyển đổi sang doanh nghiệp chế xuất theo hình thức “doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong Khu công nghệ cao”, với điều kiện Công ty đạt tỷ lệ giá trị xuất khẩu từ 90% trở lên và SEHC phải có cam kết bằng văn bản.
Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của Samsung không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi phần lớn sản phẩm làm ra phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phụ trợ trong chuỗi cung ứng của Samsung trong việc đầu tư sản xuất - kinh doanh có trọng tâm, trọng điểm, đem lại giá trị thặng dư tốt hơn.
“Đây cũng là một phần trong cam kết tạo môi trường đầu tư thuận lợi, ổn định, củng cố niềm tin của Tập đoàn Samsung và định hướng Việt Nam sẽ là trọng tâm của hoạt động đầu tư sản xuất, xuất khẩu của Tập đoàn Samsung cung cấp cho thị trường toàn cầu”, nguồn tin trên cho biết.
Không chỉ có Intel, Samsung, mà trong dịp này, SHTP còn trao giấy chứng nhận đầu tư cho 4 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khác.
Trong đó, đáng chú ý là Dự án của Công ty Arevo (Hoa Kỳ), có mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất máy in 3D; sản xuất phần mềm (thiết kế, mô phỏng, điều khiển máy in); sản xuất vật liệu sợi carbon nền polymer dành cho in 3D; dịch vụ in 3D từ sợi carbon... Tổng vốn đầu tư của Dự án là 19,5 triệu USD. Dự kiến doanh thu khi Dự án đi vào hoạt động ổn định là hơn 12 triệu USD/năm.
Hay Dự án của Công ty SNST&Finger Vina (Hàn Quốc) có mục tiêu hoạt động thiết kế vi mạch điện tử tích hợp, với tổng vốn đầu tư gần 1 triệu USD. Theo kế hoạch, dự án này sẽ đi vào hoạt động ngay trong quý I/2021.