您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【nhận định trận senegal】Không hành chính hóa hoạt động hòa giải ở cơ sở

88Point2025-01-10 16:47:08【Cúp C1】7人已围观

简介Sáng 16-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Tờ trình và các báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm t nhận định trận senegal

Sáng 16-8,ạtđộnghagiảiởcơsởnhận định trận senegal Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Tờ trình và các báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về Dự án Luật Hòa giải cơ sở. Dự án luật này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIII (tháng 10-2012).

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tán thành sự cần thiết của việc ban hành Luật Hòa giải cơ sở nhằm tạo cơ sở pháp lý và điều kiện để tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở có hiệu quả hơn, tạo cơ chế để người dân thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ, góp phần ổn định trật tự xã hội, tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, giảm bớt các vụ việc chưa cần thiết phải đưa tới Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước giải quyết.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội cho rằng, dự thảo Luật cần thể hiện rõ nét quan điểm không hành chính hóa và tăng cường tính chất xã hội hóa đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Về phạm vi hòa giải, đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban tán thành với Ban soạn thảo quy định phạm vi hòa giải là “các mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ ở cơ sở”.

Thường trực Ủy ban đề nghị cân nhắc mức độ Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở sao cho phù hợp với bản chất tự nguyện, tự quản, không hành chính hóa của hoạt động này.

Theo đó, đối với hòa giải viên, Thường trực Ủy ban tán thành Luật quy định hòa giải viên có các quyền cụ thể, trong đó được hưởng một khoản tiền thù lao khi thực hiện hòa giải theo quy định của pháp luật.

Riêng đối với tổ trưởng tổ hòa giải, dự thảo Luật quy định “được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật”, song Thường trực Ủy ban cho rằng cần phân biệt rõ thù lao hàng tháng hay theo vụ việc mà họ tham gia.

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội giải thích thêm, nếu là thù lao hàng tháng thì không nên quy định vì nguyên tắc của hoạt động hòa giải là tự nguyện; tổ trưởng tổ hòa giải hoạt động kiêm nhiệm và không ổn định; thực tế có những địa bàn mỗi năm tổ hòa giải chỉ giải quyết một vài vụ việc, đồng thời số lượng tổ trưởng tổ hòa giải hiện nay rất lớn. Nếu tham gia vào vụ việc hòa giải cụ thể thì được hưởng thù lao của hòa giải viên là hợp lý.

Nguồn: SGGPOL

很赞哦!(67427)