UBND tỉnh Kon Tum vừa tổ chức buổi đối thoại,đốithoạinhàđầutưngànhđiệbd y hom nay giải quyết kiến nghị của các doanh nghiệp, nhà đầu tưthủy điện vừa và nhỏ; điện mặt trời mái nhà để bàn hướng giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc tiết giảm công suất các nguồn điện của ngành điện.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Kon Tum, toàn tỉnh Kon Tum hiện có 29 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất 271,1 MW; trong đó 12 nhà máy thủy điện nối lưới 110kV tổng công suất 192,6 MW; 17 nhà máy thủy điện nối lưới 220kV tổng công suất 78,5 MW. Riêng thủy điện Plei Krông công suất 100MW đang phát điện lên lưới điện quốc gia qua trạm biến áp 220kV Kon Tum và đường dây 220kV Kon Tum - Pleiku.
Các nhà đầu tư kiến nghị nâng cấp hệ thống truyền tải điện tại Kon Tum. |
Về điện gió, nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật 50MW đã thi công hoàn thành một phần (11MW) đưa vào vận hành thử nghiệm; hiện đang tiếp tục thi công phần còn lại.
Về điện mặt trời mái nhà: Tại khu vực tỉnh Kon Tum có 161,146 MWp, tương ứng 128,9 MW đấu nối vào lưới trung, hạ áp. Các nguồn điện được huy động công suất qua TBA 220kV Kon Tum lên lưới điện quốc gia.
Đối với cơ sở hạ tầng hệ thống điện truyền tải, hiện nay hai máy biến áp AT1 (125MVA), AT2 (125MVA) của Trạm biến áp 220kV đang vận hành đầy tải, quá tải. Do đó, hiện tại các nguồn điện tại tỉnh Kon Tum chưa được đơn vị điều độ của ngành điện huy động tối đa công suất để phát lên lưới điện quốc gia nhằm đảm bảo an toàn kỹ thuật cho trạm biến áp 220kV Kon Tum.
Về Đường dây 110kV Kon Tum - Plei Ku: Sử dụng dây dẫn siêu nhiệt GZTACSR200 với dòng tải định mức 832A; hiện nay dòng làm việc Imax = 538A tương ứng mang tải trên 64,7%, truyền tải công suất các dự ánnguồn về Trạm biến áp 500kV Pleiku.
Theo Sở Công thương Kon Tum, dự kiến theo kế hoạch trong năm 2022, các thủy điện nhỏ sẽ hoàn thành đưa vào nghiệm thu vận hành với tổng công suất 60,6MW (trong đó, trực tiếp qua Trạm biến áp 220kV Kon Tum là 48MW); với công suất tăng thêm 98MW được tải qua Trạm biến áp 220MW, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc vận hành, buộc cơ quan điều độ phải giảm huy động công suất để không ảnh hưởng đến hệ thống điện quốc gia, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Tại buổi đối thoại, các doanh nghiệp, nhà đầu tư đề nghị UBND tỉnh Kon Tum làm việc và kiến nghị với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam một số vấn đề như: Ưu tiên, không tiết giảm công suất thủy điện vừa và nhỏ, điện mặt trời mái nhà để không ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp, giảm áp lực trả nợ vay ngân hàng, không lãng phí tài nguyên, tăng nguồn thu ngân sách tại địa phương. Trường hợp buộc phải tiết giảm theo kế hoạch phải được tính toán, công bằng, công khai minh bạch giữa các tỉnh, giữa các doanh nghiệp thuộc ngành điện với các doanh nghiệp tại địa phương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp chủ trì đối thoại. |
Ngoài ra, nâng cấp Trạm biến áp 220kV Kon Tum có công suất 2x125MVA lên thành 2x250MVA trong thời gian sớm nhất (trong năm 2022) để giảm quá tải Trạm biến áp 220kV, nâng cấp đường dây 220kV Kon Tum - Plei Ku để nâng cao khả năng tải điện các dự án nguồn điện tại tỉnh Kon Tum lên lưới điện quốc gia phù hợp với quy hoạch và việc phát triển các dự án nguồn điện tại tỉnh Kon Tum.
Triển khai đầu tư đường dây 220kV Kon Tum- Bờ Y và Trạm biến áp 220kV Bờ Y (trước năm 2023) để thuận lợi cho việc đấu nối các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Quan tâm đầu tư hạng mục đường dây 110kV và trạm biến áp 110kV Đăk Glei (trước năm 2023) nhằm tạo điều kiện đấu nối các dự án nguồn điện trên địa bàn huyện Đăk Glei.
Cùng với đó, các doanh nghiệp kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum có ý kiến đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại xem xét tính toán việc thu hồi vốn vay, quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuận lợi trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư điện mặt trời mái nhà đã vay vốn ngân hàng.
Đề nghị Công ty Điện lực Kon Tum thực hiện phối hợp với các doanh nghiệp thủy điện vừa và nhỏ, điện mặt trời áp mái xây dựng phương thức, kế hoạch vận hành tối ưu nhất để huy động tối đa công suất nguồn theo quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành hiện hành, đảm bảo công bằng, minh bạch.
Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp điện mặt trời mái nhà thực hiện hoàn thành các quy định, thủ tục hiện còn thiếu; tăng cường công tác kiểm tra hướng dẫn, giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nguồn điện trên địa bàn thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật.
Tại buổi làm việc, trước những kiến nghị của nhà đầu tư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp ghi nhanaj và chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại của các doanh nghiệp, chủ đầu tư có các dự án điện mặt trời mái nhà và thủy điện trên địa bàn tỉnh.
Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Kon Tum có biện pháp hạn chế tối đa, giảm thấp nhất thiệt hại việc tiết giảm, sa thải công suất các nguồn điện mặt trời mái nhà, thủy.
Đồng thời, chủ động liên hệ với Bộ Công Thương để sắp xếp, bố trí thời gian làm việc với đoàn công tác của lãnh đạo UBND tỉnh Kon Tum. Tham mưu UBND tỉnh có phương án xây dựng, nâng cấp các Trạm biến áp và đường dây truyền tải điện trên tinh thần các doanh nghiệp, nhà đầu tư có nhu cầu nâng cấp nhằm giải tỏa hết công suất của các dự án.
Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tháp cũng giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh có văn bản báo cáo, kiến nghị gửi Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét, có các biện pháp phù hợp trên cơ sở và kiến nghị doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án điện mặt trời mái nhà và thủy điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum.