88Point

Gỡ nhiều điểm nghẽn trong chi thường xuyên để mua sắm tài sản, trang thiết bị Tạo hành lang pháp lý bongda tructiep

【bongda tructiep】Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025

Gỡ nhiều điểm nghẽn trong chi thường xuyên để mua sắm tài sản,ạmdừngmuasắmthuêmớitàisảntừbongda tructiep trang thiết bị Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc kiểm kê tài sản đối với từng trường hợp khi sắp xếp lại theo hình thức sáp nhập, hợp nhất, chia tách. 	Ảnh: S.T
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc kiểm kê tài sản đối với từng trường hợp khi sắp xếp lại theo hình thức sáp nhập, hợp nhất, chia tách. Ảnh: S.T

Đơn vị cũ có trách nhiệm bàn giao tài sản sang cho đơn vị mới

Theo ông Nguyễn Tân Thịnh, đợt tổng kiểm kê lần này diễn ra trong bối cảnh rất đặc biệt, đó là cả nước đang trong quá trình sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc kiểm kê.

Đơn cử như, những đơn vị mà lẽ ra thuộc đối tượng kiểm kê của cơ quan chủ quản này nhưng sau khi thực hiện sáp nhập sẽ không còn cơ quan chủ quản đó nữa mà chuyển sang một cơ quan chủ quan mới.

Hoặc, người thực hiện nhiệm vụ kiểm kê trong ban chỉ đạo kiểm kê hoặc trong tổ kiểm kê của cơ quan này thì tới đây sẽ sang cơ quan khác.

Ông Thịnh cho biết, lường trước các tình huống này, ngày 14/12, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản hướng dẫn xử lý tài sản của các đơn vị khi thực hiện sắp xếp lại và tinh gọn bộ máy.

Tại văn bản, Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể việc kiểm kê tài sản đối với từng trường hợp khi sắp xếp lại theo hình thức sáp nhập, hợp nhất, chia tách.

Đồng thời, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có chỉ đạo đối với các đơn vị thuộc diện sắp xếp lại, tinh gọn bộ máy vẫn phải thực hiện nhiệm vụ kiểm kê tài sản như bình thường.

Đến lúc các đơn vị thực hiện đề án sắp xếp lại, tinh gọn được phê duyệt thì các đơn vị cũ có trách nhiệm bàn giao tài sản sang cho đơn vị mới để đơn vị mới tiếp nhận, tiếp tục quản lý, không tạo khoảng trống của tài sản công, từ đó tránh được việc thất thoát tài sản.

Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ ngày 1/1/2025

Tại Công văn số 13749/BTC-NSNN ngày 14/12/2024, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể cho các bộ, ngành về nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước (NSNN) trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.

Về công tác quản lý, sử dụng tài sản công của các bộ, ngành được sắp xếp, công văn của Bộ Tài chính nêu rõ, các bộ, ngành thuộc diện sắp xếp có trách nhiệm kiểm kê, phân loại đối với tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của cơ quan theo nhóm: tài sản của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả tài sản đang sử dụng để cho thuê, liên doanh, liên kết, khai thác); tài sản phát hiện thừa/thiếu qua kiểm kê; tài sản không phải của cơ quan (tài sản nhận giữ hộ, tài sản mượn, tài sản thuê của tổ chức, cá nhân khác…).

Việc kiểm kê, phân loại tài sản phải hoàn thành xong trước ngày 1/1/2025; cập nhật biến động đến khi đề án/phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy được phê duyệt.

Đồng thời, tạm dừng việc mua sắm, thuê mới tài sản từ ngày 1/1/2025 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trừ trường hợp đã thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu và trường hợp thực sự cần thiết khác do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản quyết định.

Trên cơ sở kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, bộ, ngành thuộc diện sắp xếp có trách nhiệm: xử lý tài sản phát hiện thừa/thiếu qua kiểm kê; trả lại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác đối với tài sản giữ hộ, mượn; chấm dứt việc thuê tài sản (nếu được sự thống nhất của bên cho thuê và việc chấm dứt thuê không làm ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan, đơn vị); bảo vệ, bảo quản tài sản của bộ, ngành tránh để mất mát, thất thoát tài sản.

Đối với tài sản của bộ, ngành (bao gồm cả tài sản phát hiện thừa qua kiểm kê) và tài sản thuê của tổ chức, cá nhân khác mà không chấm dứt việc thuê, tương ứng với từng hình thức sắp xếp, công văn của Bộ Tài chính cũng đưa ra hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản cho từng trường hợp cụ thể như: trường hợp hợp nhất các bộ, ngành hoặc hợp nhất các bộ, ngành và chuyển một số chức năng, nhiệm vụ cho bộ, ngành khác; trường hợp thay đổi cơ quan quản lý cấp trên; trường hợp kết thúc hoạt động và chuyển chức năng, nhiệm vụ sang cho một cơ quan, đơn vị khác và trường hợp kết thúc hoạt động, chuyển chức năng, nhiệm vụ sang cho nhiều bộ, ngành khác.

Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các bộ, ngành kịp thời gửi Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phù hợp.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap