【nhà kèo nhà cái】Gội đầu, xông răng bên thác A Nôr

Gội đầu bên thác A Nôr

A Nôr chắc chắn không phải cái tên lạ với những người từng biết đến A Lưới,ộiđầuxôngrăngbênthácANônhà kèo nhà cái bởi người dân A Lưới có câu: “Chưa thăm A Nôr như chưa đến A Lưới”. Nơi ấy, chỉ cách trung tâm huyện A Lưới chừng 3km, thuộc địa phận xã Hồng Kim. Từ một địa điểm hoang sơ, thác A Nôr đã trở thành điểm đến hấp dẫn khi du khách ghé thăm miền sơn cước này.

Lạ ở chỗ, từng đến làng du lịch cộng đồng A Nôr nhưng với tôi mà nhiều người khác, nếu trở nơi đây từ đầu năm 2020 đến nay, sẽ có cảm nhận như trải nghiệm một điểm đến mới. Ngoài thay mới con đường bê tông vào thẳng đến thác, thì điều được hầu hết du khách ưng ý chính là trải nghiệm từ dịch vụ mới, gọi dân giã để dễ hình dung là “tắm thác – gội đầu – xông răng”.

Bắt nguồn từ kinh nghiệm dân gian và tục xưa của đồng bào người Pa Cô, những người làm du lịch tại A Nôr đã vận dụng vào làm du lịch. Từ ngày xưa, một số người Pa Cô đã có thói quen hái quả bồ kết rừng, mọc ở những đồi xa rồi lấy búa đập vỏ nấu nước gội đầu. Hương bồ kết rừng thơm, gội đầu lại mượt và đen tóc. Còn hễ đau răng, họ lại đi rừng hái lá K Cher (một loại lá có lông), nấu nước xông răng, vừa diệt sâu răng, vừa làm sạch miệng.

Người dân giờ đây chẳng mấy ai dùng cách xưa, vì mất công trong khi mọi thứ (dầu gội, thuốc) đều có bán sẵn, nhưng khi đưa vào du lịch, cả khách tây lẫn ta đều mê mẩn. Vừa qua, có một du khách bị đau răng miệng. Khi sử dụng dịch vụ xông thử răng 2 – 3 lần, bệnh về răng miệng của họ giảm hẳn. Họ tin bài thuốc dân gian của người đồng bào miền sơn cước đã mang lại hiệu quả và từ đó tiếng lành đồn xa, dịch vụ này cũng đã được nhiều người thử hơn.

Trải nghiệm “tắm thác – gội đầu – xông răng” ở A Nôr như một combo mà khách có thể tùy ý lựa chọn thử nghiệm. Dưới con thác hùng vĩ với 3 dòng thác ở 3 độ cao khác nhau, khách dễ dàng cảm nhận được “hơi thở” trong veo của đại ngàn khi đắm mình dưới dòng thác, sau đó tựa đầu bên bờ suối và được chính các sơn nữ - những người làm du lịch cộng đồng nơi đây gội đầu bằng nước quả bồ kết rừng. Hoặc nếu đang có những khó chịu răng miệng, có thể thử cách chữa bệnh bằng dân gian mà ngày xưa các già làng đã truyền lại kinh nghiệm.

Cái hay của người những người làm du lịch cộng đồng ở A Lưới là “giữ giá” để giữ khách. Dù phải băng rừng, tìm những đồi xa để hái lá, quả làm nguyên liệu gội đầu – xông răng, nhưng giá dịch vụ lại không quá cao. Anh Đặng Ngọc, thành viên tổ dịch vụ du lịch ở A Nôr thông tin: “Nếu không phải đi theo tour tuyến của các công ty lữ hành du lịch, thì khi sử dụng giá dịch vụ xông răng, cũng chỉ 20.000 đồng/người và gội đầu 30.000 đồng/người”.

A Lưới đang thúc đẩy phát triển du lịch, mà làng du lịch cộng đồng A Nôr như một điểm đến hàng đầu được đầu tư. Ấn tượng là hướng phát triển du lịch lại dựa vào cộng đồng trên nền tảng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số và bảo vệ môi trường bền vững. Cũng như cách mà họ hái lá, quả rừng để làm một sản phẩm dịch vụ du lịch cồng đồng – tất cả dựa vào tính truyền thống và kinh nghiệm dân gian được người xưa đúc kết.

Mới đây, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã trực tiếp khảo sát làng du lịch cộng đồng A Nôr. Với những kết quả phát triển du lịch cộng đồng, làng du lịch cộng đồng A Nôr được Hội đồng thi đua của Hiệp hội Du lịch Việt Nam lựa chọn là làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam. Thành quả trên nhờ những nỗ lực huyện trong thời gian qua về việc đầu tư một một hình du lịch cộng đồng hiệu quả. Với thông tin này, hy vọng, bạn sẽ có thêm lựa chọn cho những xê dịch sắp tới trong những ngày bình yên.

Bài, ảnh: MINH TÂM