【tỉ lệ cá cược bóng đá】Kiên Giang đưa sản phẩm địa phương vươn xa

Nhiều sản phẩm của tỉnh Kiên Giang tham dự Hội chợ đặc sản vùng miền tại Hà Nội.

Đồng hành cùng doanh nghiệp

Kiên Giang hiện có trên 8.000 doanh nghiệp,ênGiangđưasảnphẩmđịaphươngvươtỉ lệ cá cược bóng đá trong đó có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, nông sản thực phẩm, thủ công như: tranh mỹ nghệ làm bằng vỏ tràm, mật ong U Minh Thượng, khóm Tắc Cậu, nước mắm và tiêu Phú Quốc, đồ dùng gia dụng gồm ống hút nước uống, túi xách... làm bằng cây trúc và lục bình.

Thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch Kiên Giang đã hỗ trợ doanh nghiệp làm các thủ tục pháp lý để nhiều sản phẩm hàng hóa đặc trưng, sản phẩm hàng hóa truyền thống đặc thù địa phương có nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu độc quyền của doanh nghiệp. Hỗ trợ nhiều sản phẩm hàng hóa danh tiếng có chỉ dẫn xuất xứ địa lý, sản phẩm hàng hóa gắn với nghề, làng nghề truyền thống, nông sản, thủy sản chủ lực cấp huyện, cấp tỉnh để được tổ chức tiêu thụ tốt.

Giám đốc Trung tâm, bà Nguyễn Duy Linh Thảo cho biết, tính đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 24/34 nhãn hiệu tập thể đã đăng ký, đã được bảo hộ. Trong đó có 16 nhãn hiệu tập thể liên quan đến sản phẩm nông nghiệp. Qua đó cho thấy, thế mạnh tiềm năng nông, thủy sản của Kiên Giang là rất lớn. Song, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm từ nông nghiệp còn nhiều khó khăn như: sản xuất tốn nhiều công chăm sóc và chi phí đầu vào cao, giá cả đầu ra không ổn định, người nông dân luôn bị thụ động.

Việc sản xuất các sản phẩm đặc sản của địa phương hiện nay còn chủ yếu theo hình thức đơn lẻ, manh mún và tự phát, tăng thêm chi phí vận chuyển, quản lý điều hành; năng lực tiếp cận thị trường kém, chưa có chiến lược quảng bá sản phẩm gắn với phát triển du lịch và dịch vụ cụ thể.

“Để xây dựng nhãn hiệu hàng hóa phục vụ cho công tác xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp, cần thực hiện các giải pháp như: quy hoạch vùng chuyên canh; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, rút ngắn kênh phân phối, giảm các khâu trung gian; khuyến khích doanh nghiệp áp dụng khoa học - công nghệ sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng; tạo nhiều kênh cung cấp thông tin thị trường; phát huy vai trò của các tổ chức hội ngành nghề. Kết nối cung - cầu, tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng tại các hội chợ trong và ngoài nước”, bà Thảo chia sẻ.

Xúc tiến thương mại hiệu quả và thiết thực

Thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch Kiên Giang luôn đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Trong đó quảng bá, tiếp thị là khâu quan trọng để đưa sản phẩm của doanh nghiệp, địa phương phân phối đến các thị trường, trực tiếp đến người tiêu dùng trong và  ngoài nước. Vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh tại các cuộc hội chợ, triển lãm các tỉnh, thành phố cả nước để mở rộng thị trường, kết nối giao thương.

Cụ thể, trong năm 2019, Trung tâm đã tổ chức Hội chợ thương mại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Kiên Giang 2019 tại TP. Rạch Giá; tổ chức Hội chợ Xúc tiến thương mại và công nghệ cao cho các hợp tác xã năm 2019. Tham gia các sự kiện diễn ra ở các địa phương trên cả nước như: Hội chợ triển lãm 60 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam - Quảng Ninh 2019; Ngày hội Tam nông và sản phẩm làng nghề (OCOP) Hậu Giang 2019; Hội chợ đặc sản vùng miền Bình Định 2019; Hội chợ tại tỉnh Phú Yên; Hội chợ các sản phẩm thủy sản tại Hà Nội năm 2019; Hội chợ - Triển lãm giống và nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM lần VII - năm 2019; Hội chợ Công thương khu vực phía Nam 2019…

Tổ chức 5 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại các huyện An Minh, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải; phối hợp với các sở, ngành liên quan, địa phương và đơn vị Co.op mart trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình bình ổn thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch Kiên Giang còn xây dựng Đề án cấp quốc gia về xúc tiến thương mại “Tổ chức Đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam để giao dịch mua hàng tại tỉnh Kiên Giang” và “Hội chợ Thương mại quốc tế Hà Tiên - Kiên Giang năm 2020”, gửi Cục Xúc tiến thương mại tổng hợp, trình Bộ Công thương thẩm định.

Ngoài ra, Trung tâm còn mời các doanh nghiệp tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn liên quan đến các hoạt động xúc tiến thương mại kết hợp đầu tưnhư: Hội thảo Thông tin thị trường định hướng xuất khẩu bền vững nông sản (trái cây) và thị trường Trung Quốc; Hội nghị Thúc đẩy phát triển bền vững cây ăn quả các tỉnh phía Nam; Hội thảo Đầu tư - Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc “Cơ hội phát triển doanh nghiệp”; Chương trình Giao thương xúc tiến đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức.

Hàng năm, Trung tâm còn tham mưu UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị phân tích Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số PCI, khảo sát đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng thực hiện cải cách hành chính năm 2018, tổ chức đối thoại doanh nghiệp; tập trung triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch. Từ đó tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia để tiếp cận đối tác, tìm kiếm, mở rộng thị trường, kết nối giao thương và thu hút đầu tư vào Kiên Giang.