Hấp lực đầu tư vào BĐS công nghiệp của khu Nam TP.HCM đang đổ dồn về Hiệp Phước và Cần Giuộc |
Đầu tư hạ tầng giao thông,ấtđộngsảnCầnGiuộchưởnglợiképnhờsóngđầutưhạtầngvàkết quả giải ả rập xê út đón sóng đầu tư
Long An là địa phương nằm trong vùng tam giác vàng đón xu thế giãn dân của TP.HCM. Với lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An trong thời gian qua được đầu tư ngân sách lớn để phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Theo quy hoạch cho giai đoạn năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, địa phương tập trung nhiều nguồn lực để kết nối với TP.HCM cũng như các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Có thể kể đến khu vực Cần Giuộc hàng loạt các công trình được cải thiện và đầu tư như mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo với 6 làn xe thông sang khu công nghiệp Long Hậu; Tuyến Metro số 4 nối quận 12, Tân Bình, Phú Nhuận, quận 1, quận 4, quận 7 và khu đô thị - cảng Hiệp Phước; khởi công hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ…
Các tuyến đường phụ kết nối Cần Giuộc - trung tâm TP.HCM bao gồm Quốc lộ 50 dự kiến mở rộng lên 34m (6 làn xe), đường Phạm Hùng nối dài hơn 8,6km, đường Lê Văn Lương mở rộng lên 40m. Và mới đây là đề xuất xúc tiến tuyến Metro số 5 dài 24km nối từ Bến xe Cần Giuộc đến cầu Sài Gòn.
Việc đưa vào hoạt động tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua các huyện Bến Lức, Cần Giuộc (Long An), huyện Bình Chánh, Cần Giờ (TP.HCM) và huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ rút ngắn thời gian nhiều lần.
Bên cạnh đó, Cần Giuộc cũng là địa phương có hệ thống giao thông đường thủy đa dạng. Trong đó, cảng Quốc tế Long An được đầu tư với nguồn vốn trên 10.000 tỷ đồng góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đến cảng, cắt giảm các chi phí liên quan đến logistics. Khi các tuyến giao thông kết nối thông suốt, Cảng Quốc tế Long An không chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn mà còn cả một phần TP.HCM và các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL.
BĐS công nghiệp tạo đà cho Cần Giuộc
Trải qua năm 2020, nhờ vào công tác kiểm soát tốt dịch bệnh cùng lợi thế về cơ sở vật chất và chi phí lao động, Việt Nam trở thành điểm đến của các tập đoàn lớn trên thế giới để xây dựng các nhà máy sản xuất quy mô. Theo đó “thủ phủ công nghiệp” Long An trở thành điểm đến trong thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài.
Tính đến tháng 11/2020, Long An nằm trong top 10 tỉnh thành thu hút vốn FDI lớn nhất cả nước và dẫn đầu thu hút FDI tại Khu vực ĐBSCL. Hiện tại Long An có 32 khu công nghiệp (KCN) đã được quy hoạch đồng bộ, diện tích 11.523,14ha và 62 cụm công nghiệp (CCN) diện tích 3.106ha, trong đó 16 KCN và 21 CCN đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy lần lượt đạt 87,4% và 89,7%.
Khu đô thị liền kề các KCN tại Cần Giuộc dần được hình thành phục vụ cho cư dân (Nguồn ảnh: Dự án Elite Life) |
Một loạt dự án công nghiệp đã và đang hình thành trên địa bàn Cần Giuộc, thu hút hơn 400,000 lao động làm việc. Trong đó phải kể đến KCN Long Hậu, KCN Hiệp Phước, KCN Đông Nam Á Long An, KCN Tân Kim... và nhiều khu nhà xưởng lớn nhỏ khác.
Công nghiệp phát triển, thu hút lao động, chuyên gia kỹ thuật trong và ngoài nước đến Cần Giuộc làm việc và sinh sống, những cư dân mới này cần đáp ứng đầu tiên về nhu cầu về nhà ở.
Ngoài ra, khu vực gần KCN thường tập trung dân cư đông đúc, đi kèm là các tiện ích thiết yếu cũng như hạ tầng đường xá rộng, đẹp nên thu hút khách tìm mua. Trong đó, đa số khách thường săn lùng đất nền nhà phố để tiện kinh doanh, cho thuê,… với nguồn khách lớn từ các cụm công nghiệp. Do đó, những sản phẩm đất nền nằm liền kề cạnh KCN, CCN càng được săn đón, khiến giá liên tục tăng.
Tố Uyên