【kết quả bóng đá tay ban nha】Huy động 64.233 tỷ đồng vốn xã hội cho chương trình mục tiêu quốc gia
Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018,độngtỷđồngvốnxãhộichochươngtrìnhmụctiêuquốkết quả bóng đá tay ban nha diễn ra chiều 28/2. Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì.
Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn 6,72%
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, việc triển khai thực hiện các CTMTQG với các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và giảm nghèo bền vững đã đạt được những kết quả hết sức tích cực.
Cụ thể, đến 31/12/2017, cả nước có 3.069 xã (34,4%) được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó, đã có khoảng 492 xã được công nhận đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020 (vượt mục tiêu năm 2017), tăng 712 xã so với cuối năm 2016. Còn 113 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 144 xã so với cuối năm 2016. 43 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, tăng 13 huyện so với cuối năm 2016.
Về giảm nghèo bền vững, đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn khoảng 6,72% (giảm 1,51% so với cuối năm 2016). Trong đó, bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm khoảng 5% so với cuối năm 2016; hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3 - 4% so với cuối năm 2016.
Năm 2017, ngân sách nhà nước (NSNN) bố trí khoảng 9.437 tỷ đồng để mua thẻ bảo hiểm y tế để phát, tặng miễn phí 13 triệu thẻ bảo hiểm y tế, sổ/thẻ khám chữa bệnh cho các đối tượng này. Ngân sách trung ương bố trí khoảng 4.968 tỷ đồng để thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, trợ cấp học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh bán trú và trường dân tộc bán trú. NSNN bố trí 1.168 tỷ đồng để hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2017, chúng ta cũng đã thực hiện cho vay 2.120 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt 55.956 tỷ đồng, tăng 806 tỷ đồng so với năm 2016. Qua đó, giúp gần 400 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hỗ trợ tạo việc làm cho trên 205 nghìn lao động; giúp trên 62 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng trên 1,2 triệu công trình nước sạch, vệ sinh ở nông thôn; xây dựng gần 41 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo và hộ dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Khó xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB trước năm 2019
Về huy động nguồn lực, năm 2017 cả nước đã bố trí 15.231 tỷ đồng ngân sách trung ương, 36.544 tỷ đồng ngân sách địa phương; huy động được hơn 55.114 tỷ đồng nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội và huy động được hơn 64.233 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp cùng với NSNN để thực hiện các CTMTQG. Bên cạnh đó, nguồn vốn ngành ngân hàng cũng đã góp phần thúc đẩy thực hiện các tiêu chí về XDNTM. Riêng năm 2017, dư nợ tín dụng tăng thêm của các tổ chức tín dụng trên địa bàn các xã đạt 145.309 tỷ đồng.
Ngoài ra một số nhà tài trợ đã cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA để thực hiện hai CTMTQG giai đoạn 2016 - 2020 với tổng mức vốn khoảng 3.646 tỷ đồng, trong đó từ Ngân hàng Thế giới là 153 triệu USD, từ Chính phủ Ireland là 12 triệu USD.
Với nguồn vốn huy động được trong năm 2017, các cơ quan thực hiện CTMTQG đã phân bổ để thanh toán các khoản đã ứng trước kế hoạch và trả nợ xây dựng cơ bản (XDCB), hỗ trợ thực hiện quy hoạch XDNTM….
Trong đó, việc xử lý nợ đọng XDCB đã được thực hiện bằng các giải pháp quyết liệt như ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách trung ương, địa phương, chỉ công nhận các xã, huyện đạt chuẩn NTM khi không có nợ đọng XDCB. Tính đến hết 30/11/2017, tổng số nợ XDCB thực hiện Chương trình XDNTM còn khoảng 5.142 tỷ đồng, giảm 10.076 tỷ đồng, tương đương 66% so với tháng 1 năm 2016, trong đó có 27 tỉnh không có nợ XDCB.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đánh giá kết quả xử lý nợ đọng XDCB trong kế hoạch các năm 2016, 2017 của một số địa phương còn chậm. Nếu như năm 2018 không thực hiện các giải pháp quyết liệt hơn, các địa phương này khó hoàn thành mục tiêu xử lý dứt điểm nợ XDCB NTM trước năm 2019. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của cả nước trong thực hiện mục tiêu xử lý nợ đọng theo yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết 32 năm 2016./.
H.Y