Đó là khẳng định của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,ỉdoanhnghiệpphânbónđượckiểmtramỗinălịch thi đấu bóng đá mới nhất kiêm Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Nguyễn Văn Cẩn tại Hội thảo quốc gia “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới, định hướng tái cơ cấu hệ thống sản xuất kinh doanh phân bón” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương và Hiệp hội Phân bón Việt Nam tổ chức sáng nay (12-10), tại Hà Nội.
Theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn, tính đến tháng 9-2015, đã có hơn 1.000 sản phẩm phân bón được chứng nhận hợp quy. Với số lượng sản phẩm lớn như vậy, sự vào cuộc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành như trên là chưa tương xứng.
“Qua theo dõi, tổng hợp, đánh giá việc tổ chức đấu tranh, bắt giữ, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng phân bón nói chung, số lượng bắt giữ của lực lượng chức năng từ cơ quan Hải quan khoảng 4.000 vụ/năm. Tuy nhiên, số vụ việc bị khởi tố khá khiêm tốn, chỉ khoảng 10 vụ. Trong đó, có những vụ việc các lực lượng chức năng làm rất bài bản nhưng khi xử lý lại gặp vướng mắc trong thực trạng quản lý và sự chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật”, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn nói.
Theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn, một trong những khó khăn nữa trong công tác đấu tranh chống các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, điển hình là tình trạng làm giả nhãn mác phân bón là thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả với Hiệp hội Phân bón Việt Nam và các lực lượng chức năng.
Có hai trường hợp xảy ra, thứ nhất là các doanh nghiệp phản ánh tình trạng bị làm giả lên cơ quan chức năng nhưng vụ việc được giải quyết không đến nơi đến chốn, cuối cùng bị “chìm xuồng”.
Trường hợp thứ hai là có một số doanh nghiệp nhỏ bị làm giả sản phẩm nhưng ngại công khai thông tin rộng rãi vì sợ ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm, doanh thu…
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã được trên một năm với sự tham gia của đầy đủ lực lượng các bộ chuyên ngành. Ngay cả tại các địa phương cũng có đầy đủ các bộ phận chuyên ngành với đường dây nóng thường trực.
Do đó, trong thời gian tới để công tác đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại đối với mặt hàng phân bón đạt hiệu quả tốt hơn, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn đề nghị các doanh nghiệp cũng như Hiệp hội Phân bón Việt Nam phối hợp chặt chẽ hơn nữa với lực lượng chức năng.
Cụ thể như, doanh nghiệp thông qua đường dây nóng chủ động, tích cực thông tin tới lực lượng chức năng về các trường hợp sai phạm, ví dụ như thông tin về đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón giả hoặc có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng phân bón...